Ảnh hưởng của đồ uống có đường đến kinh nguyệt như thế nào?

Hấp thụ đồ uống có đường khiến phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt sớm hơn.

Tuổi bắt đầu có kinh nguyệt của người phụ nữ giảm xuống đáng kể từ những năm đầu thế kỷ 20. Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tuổi có kinh nguyệt rút xuống (có kinh nguyệt sớm) có liên quan với việc tăng nguy cơ ung thư vú và nội mạc tử cung trong cuộc sống sau này.

Nghiên cứu này tiến hành phân tích dữ liệu trên 5.583 bé gái trong độ tuổi từ 9-14 - những người đã chưa có kinh nguyệt. Họ được điền vào bảng câu hỏi về chế độ ăn uống hàng năm từ năm 1996 - 1998. Đến năm 2001, 159 bé vẫn chưa có kinh nguyệt lần đầu tiên.

Sau các yếu tố như cân nặng, tuổi của người mẹ lúc có kinh nguyệt, hoạt động thể chất, chế độ ăn uống và hành vi... họ phát hiện ra rằng những bé gái uống 1/2 - 1 lon soda hay trà đá mỗi ngày có đường sẽ có kinh nguyệt sớm hơn 2,7 tháng so với những người uống ít hơn 2 lon/tuần.

Tác giả chính của cuộc nghiên cứu, Karin B. Michels, một giáo sư về dịch tễ học tại Harvard, nói rằng, các loại đồ uống có đường khiên kinh nguyệt xuất hiện sớm không liên quan gì đến bệnh béo phì

'Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể. Các thức uống có đường không phải luôn có lợi. Vì vậy, chúng ta cần chú ý để tránh tiêu thụ chúng quá mức', giáo sư Karin B. Michels nói thêm.

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu được công bố tại của Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) trên tạp chí Circulation, độ tuổi có kinh của người phụ nữ có liên quan tới cả các vấn đề về mạch máunguy cơ bệnh tim

Các dữ liệu cho thấy, những phụ nữ bắt đầu chu kì kinh nguyệt ở tuổi 13 có nguy cơ phát triển các vấn đề về sức khỏe thấp nhất, trong khi những người bắt đầu kinh nguyệt trước 10 tuổi và sau 17 tuổi có nguy cơ cao nhất.

Trong nhóm có kinh nguyệt trước 10 tuổi và sau 17 tuổi, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành (CHD) cao hơn cả so với các bệnh liên quan đến mạch máu và bệnh cao huyết áp Những phụ nữ có kinh nguyệt trước 10 tuổi hoặc sau 17 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 27% so với những phụ nữ khác.

Việc có kinh nguyệt sớm hay muộn đều có thể làm tăng nguy cơ mắc 3 bệnh phổ biếntim mạch vành, mạch máu não và bệnh cao huyết áp

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật