Đái tháo đường có được uống bia? Các bạn nên chú ý chế độ ăn của mình nhé!

Chế độ ăn là một yếu tố rất quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ở bất kỳ tuổi nào. Nếu thấy tăng đường huyết thì không nên uống bia.

Đường huyết của tôi xét nghiệm máu đợt cao nhất là 7mmol, bác sĩ nói chưa phải uống thuốc hạ đường huyết Xin hỏi nếu tôi uống ngày 1 lon bia có ảnh hưởng đến đường huyết không?

Phạm Hùng Kim (Ba Đình, Hà Nội)

Chế độ ăn là một yếu tố rất quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ở bất kỳ tuổi nào. Có thể chỉ điều trị bằng chế độ ăn (như trong thể ĐTĐ nhẹ, ĐTĐ tiềm tàng, ĐTĐ ẩn) hoặc kết hợp với các thuốc hạ glucose huyết đối với các thể ĐTĐ mức độ trung bình và nặng.

Mục đích của điều trị bằng chế độ ăn: làm giảm được các triệu chứng lâm sàng, giúp điều chỉnh lại các rối loạn chuyển hóa và phục hồi, duy trì khả năng lao động của người bệnh; đề phòng biến chứng của ĐTĐ. Chế độ ăn phải đảm bảo lượng protid glucid lipid cần thiết cho cơ thể, gần với hoàn cảnh sinh lý

Trong điều kiện hoàn toàn nghỉ ngơi, yên tĩnh, 1kg cân nặng lý tưởng phải được cấp 20 - 25 calo lao động đi lại vừa phải cần 30 calo lao động nặng hay làm việc nhiều cần 35 calo. Bệnh nhân bị ĐTĐ cần hạn chế bia rượu

Rượu bia ức chế hình thành glycogengan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân đang dùng insulin hoặc thuốc làm hạ đường huyết. Loại rượu có đường có thể làm tăng đường huyết. Rượu cũng làm tăng tryglycerid cấp và mạn tính, làm rối loạn chuyển hóa sunfamid. Những bệnh nhân có biến chứng thần kinh càng phải kiêng rượu để tránh biến chứng này nặng hơn.

Trường hợp của bác, nếu nhẹ và không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào thì có thể điều trị bằng chế độ ăn. Việc uống 1 ngày 1 lon bia, muốn biết có ảnh hưởng đến đường huyết không thì phải xét nghiệm đường huyết hằng ngày mới biết được, nếu không tăng là được, còn nếu thấy tăng thì không nên dùng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật