Năm cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp hồi sinh 'tóc hư tổn'

Bạn mê đắm những màu tóc nhuộm bắt mắt, bạn hoàn toàn bị chinh phục bởi những mẫu tóc được tạo kiểu cầu kỳ, nhưng điều khiến bạn lo ngại nhất chính là việc tóc sẽ trở nên xơ xác và hư tổn sau mỗi lần bị tác động. Vậy, có cách nào để hồi sinh cho mái tóc?

1. Cắt tỉa tóc thường xuyên

Các chuyên gia cho rằng, việc cắt tóc thường xuyên từ 4-6 tuần/lần sẽ giúp mái tóc bạn giảm thiểu sự xơ rối và chẻ ngọn. Phần tóc bị hư tổn nếu không được cắt bỏ sẽ cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng vào những phần tóc còn lại, khiến các sản phẩm chăm sóc tóc trở nên vô nghĩa. 

2. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều protein như: trứngsữa đậu nành…để tóc được nuôi dưỡng từ bên trong. Nếu bạn có một chế độ ăn uống hay sinh hoạt không khoa học thì việc có một mái tóc khô xơ và dễ gãy cũng chính là câu trả lời rõ ràng nhất cho tình hình sức khỏe của bạn. 

3. Hạn chế tối đa tác động lên tóc

Máy sấy, gel tạo kiểu hoặc những hóa chất sử dụng trong các sản phẩm màu nhuộm, uốn, duỗi…đều là nguyên nhân gây nên sự phá hủy cấu trúc tóc. Đặc biệt là đối với những màu tóc nhuộm sáng, rực rỡ thì sự hư tổn càng trở nên trầm trọng khi các phân tử màu dần dần thay lấp các thành phần dưỡng chất có trong tóc.

Nếu bạn đang có một “mái rơm” trên đầu, thì việc cần làm lúc này là nên tạm rời xa các kiểu tóc cầu kỳ hay màu nhuộm, hãy để tóc được thở ít nhất trong khoảng thời gian từ 6 tháng cho đến 1 năm để đảm bảo được phục hồi. Đồng thời, hạn chế việc sử dụng máy sấy để làm khô tóc nếu bạn không muốn mái tóc trở nên khô giòn và thưa thớt. Hãy để tóc khô tự nhiên hoặc dùng khăn mềm thấm tóc một cách nhẹ nhàng. 

4. Áp dụng các liệu trình phục hồi

Các thương hiệu chăm sóc hiện nay đều có dòng sản phẩm dành riêng cho loại tóc hư tổn. Đặc biệt, một số nhãn hàng còn xây dựng riêng một liệu trình chăm sóc và phục hồi mái tóc cho bạn.

Những liệu trình phục hồi này thường chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu sẽ kéo dài khoảng một tháng với sự can thiệp mạnh mẽ của các sản phẩm đặc trị như: kem ủ, mặt nạ, tinh chất… để phục hồi lượng keratin - thành phần chính cấu tạo nên tóc.

Giai đoạn duy trì thể trạng tóc kéo dài trong vòng từ 2-3 tháng, tập trung vào việc sử dụng các sản phẩm dầu gội và dầu xả giữ ẩm. Để áp dụng những liệu trình này, bạn nên tham khảo kỹ các nguồn thông tin để tìm hiểu xem nhãn hàng nào phù hợp với tình trạng của tóc cũng như điều kiện kinh tế của bản thân.

5. Tạo thói quen chăm sóc tóc hàng ngày

Dù sử dụng những sản phẩm tốt và đắt tiền như thế nào đi chăng nữa thì thói quen chăm sóc tóc hàng ngày mới là chìa khóa quyết định cho việc bạn có quay lại với tình trạng tóc hư tổn hay không.

Hãy áp dụng việc ủ tóc với các loại kem ủ, mặt nạ từ thiên nhiên hoặc các sản phẩm có sẵn 1-2 lần mỗi tuần để làm tăng sức đề kháng cho tóc.

Ngoài ra, nên chọn một loại dầu gội và dầu xả chứa nhiều chất giữ ẩm và duy trì sản phẩm này một cách đều đặn, đừng thay đổi quá nhiều các loại dầu gội để hạn chế sự "nhờn hóa chất Đồng thời, bạn cũng nên chọn các loại dưỡng tóc có kết cấu nhẹ, không gây dính bết. Các loại dầu dưỡng có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc tinh dầu nên được ưu tiên. 

Hỗn hợp ủ tóc từ quả bơ lòng trắng trứngdầu oliu giúp tóc ẩm mượt và ngăn ngừa rụng tóc

Và cuối cùng, nên cân nhắc kĩ trước mỗi lần định đổi kiểu tóc. Một vòng luẩn quẩn: “tạo kiểu - hư tổn - phục hồi… rồi lại tạo kiểu” sẽ lặp đi lặp lại không lối thoát nếu như bạn không biết tiết chế cơn "nghiện" thay đổi kiểu tóc của mình.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật