Đến bao giờ người nghiện thuốc lá mới đủ bừng tỉnh?

Theo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đều quy định trên nhãn mác bao thuốc lá phải có nhãn mác về tác hại thuốc lá và các đơn vị sản xuất đã làm theo. Tuy nhiên những cảnh báo trên bao bì vẫn chưa làm cho những người nghiện thuốc lá bừng tỉnh.

  Chị Phương Anh trú tại Thanh Xuân Hà Nội tâm sự mỗi lần thấy chồng chị phì phèo hơi thuốc nhìn trên vỏ bao thuốc thấy hình ảnh lá phổi đen xì rỗ đen trên một hình giải phẫu bệnh là chị lại sợ. Trong khi đó chồng chị chẳng thấy sợ là gì, mỗi ngày anh ấy vẫn hút cả bao thuốc Dù chị Phương Anh cố gắng động viên chồng bỏ thuốc nhưng chẳng có tác dụng gì. Nếu đốt thuốc trong nhà chị than thở thì anh mang thuốc ra ngoài. Mọi lời khuyên từ người thân chẳng thể nào làm chồng chị  bỏ thuốc nên chị Phương Anh cho rằng in hình trên bao thuốc chỉ làm những người không hút thuốc thấy sợ còn với những người nghiện họ chẳng để tâm.

Anh Vũ Văn Trường – 32 tuổi, trú Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội cầm bao thuốc và nói dù bao nó in hình lá phổi cháy xém do khói thuốc cũng chẳng làm anh sợ.  Nghiện thuốc lá từ 10 năm nay và đã có ý định bỏ 2 – 3 lần nhưng cứ được 1 tháng, hai tháng anh lại hút thuốc trở lại. Thiếu thuốc anh cảm giác khó chịu thậm chí người mất ngủ mệt mỏi nên anh lại quay lại với làn khói trắng dù biết nó có hại. Với lại ngày nào cũng nhìn báo thuốc lá nên quen mắt anh cũng không có cảm giác gì.

Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung thư gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau như ung thư phổi bệnh tim mạch bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính vô sinh….và gây nên cái chết của 40.000 người Việt mỗi năm. Thế nhưng những cảnh báo về tác hại của thuốc lá ở Việt Nam mới dừng lại ở những khuyến cáo mơ hồ “Hút thuốc lá có hại sức khỏe”, “Hút thuốc lá gây ung thư phổi” và “Hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính”.

Những dòng chữ này chỉ chiếm khoảng 30% diện tích ở bên dưới của vỏ bao thuốc lá, không chỉ trúng đích về tác hại thực của thuốc lá nên mọi người vẫn mơ hồ về tác hại thực, vô tư hút thuốc mà không biết mình đang hít chất độc vào cơ thể, với nguy cơ tử vong cao do nhiều bệnh lý.
   Hiện nay các sản phẩm từ thuốc lá tồn tại dưới nhiều dạng như thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi… dù tồn tại dưới hình thức nào thì cũng không hạn chế được tác hại của nó. Chính vì vậy, việc sản xuất thuốc lá phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá để người sử dụng biết rõ hơn về tác hại của nó.

Theo quy định tại Điều 15 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

Cụ thể:

1. Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

2. Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu; b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;

c) Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác;

d) Không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khoẻ con người.



3. Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ thể tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thông điệp thích hợp khác, phải được thay đổi theo định kỳ 02 năm một lần.

4. Cảnh báo sức khỏe quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá.

5. Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

6. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe đối với thuốc lá quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

7. Chính phủ quy định cụ thể mức tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe phù hợp với từng thời kỳ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật