Lý giải nguyên nhân trẻ sơ sinh hay thức giấc ban đêm

Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Và đây là một số lý do khiến trẻ sơ sinh hay quấy khóc vào ban đêm.

Ngủ đủ giấc là điều rất quan trọng cho sự phát triển cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các em bé lại rất hay thức giấc vào ban đêm, tầm 1-3 giờ sáng khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tại sao lại thế? 

Chúng ta biết rằng trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều. Thế nhưng không hiểu sao có những em bé lại hay thức giấc vào ban đêm dù cha mẹ đã tắt hết đèn, đảm bảo phòng tối đen như mực, không gian tuyệt đối yên tĩnh.

Theo trang Boredpanda thì có 11 lý do khiến trẻ phải giật mình thức dậy trong đêm. Đó có phải là vì trẻ đói, vì trẻ cảm thấy nóng, thấy lạnh hoặc đơn giản là vì nhịp sinh học của trẻ đến giờ đấy là phải dậy? Cha mẹ hãy cùng tham khảo nhé.

1. Trẻ nằm mơ thấy ác mộng

Cho dù trẻ còn rất bé nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc nằm mơ và thậm chí là mơ thấy ác mộng Nên nếu cha mẹ thấy trẻ đang ngủ mà bỗng nhiên khóc nức nở, hay la hét, quẫy đạp thì hãy mau chóng đánh thức trẻ dậy, đừng để nỗi sợ hãi đè nặng lên các nơron thần kinh của trẻ.

2. Trẻ mọc răng

Từ 6 tháng đến 2 tuổi là giai đoạn trẻ mọc răng Đó được xem là nỗi đau 'thấu trời xanh' nên trẻ cũng thường xuyên bị thức giấc vào buổi đêm.

3. Chỉ là một sợi tóc vô tình quấn vào ngón chân cũng khiến trẻ thức giấc

Khi nhà có con nhỏ, cha mẹ đừng xem thường những sợi tóc hay sợi chỉ vương vãi từ quần áo, vì nếu nó siết chặt vào tay chân trẻ và người lớn không phát hiện ra sớm để gỡ bỏ thì có khả năng ngón chân của trẻ sẽ bị hoại tử do máu không thể lưu thông được đến đó.

4. Trẻ thức giấc chỉ vì đói

Đây là một trong những lý do phổ biến khiến trẻ thức giấc và quấy khóc vào giữa đêm. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu khóc đêm mẹ nên nhìn đồng hồ xem đã cho trẻ ăn được bao lâu rồi nhé.

5. Do nhịp sinh học của trẻ khác với người lớn

Nếu người lớn có thể ngủ xuyên suốt 8 tiếng đồng hồ trong đêm thì trẻ lại chỉ có thể ngủ 4 tiếng. Và khi trẻ lớn dần lên, trẻ sẽ tự điều chỉnh nhịp sinh học của mình sao cho phù hợp.

6. Học kỹ năng mới

Lật, trườn, bò, đi, nói… là những kỹ năng mà trẻ cần phải học trong những tháng đầu đời. Do đó, đôi khi mặc dù đang ngủ nhưng trẻ lại nghĩ là mình cần phải tỉnh dậy để thực hành những kỹ năng đó.

7. Trào ngược dạ dày

Trẻ ăn no mà lại đi ngủ ngay thì sẽ dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày Trong trường hợp này cha mẹ nên cho trẻ nằm sấp và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo là trẻ không bị ngạt.

8. Trẻ lớn lên trong lúc ngủ

Tốc độ lớn của trẻ sơ sinh được tính theo từng ngày, nên nhiều khi trẻ cảm thấy đói bụng và cần phải ăn dù đang ngủ.

9. Chỗ ngủ không thoải mái

Ngủ trên một chiếc ghế dài hoặc trên người bố mẹ mà không phải là giường hay cũi cũng khiến cho giấc ngủ của trẻ bị chập chờn và thức giấc.

10. Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với nhiệt độ thời tiết, nên việc bố mẹ để nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ thức giấc vào ban đêm.   

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật