Cách phòng bệnh mùa mưa lũ ai cũng cần phải biết

Vào mùa mưa lũ do vấn đề vệ sinh môi trường không được đảm bảo nên dễ gây nên những bệnh đường ruột như: tiêu chảy tả lỵ thương hàn Nguyên nhân gây bệnh là do bị nhiễm khuẩn qua đường ăn uống qua quá trình lao động và sinh hoạt Vì vậy cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh mùa mưa lũ.

Cách phòng bệnh mùa mưa lũ

Phòng các bệnh đường ruột

- Vệ sinh ăn uống: thực hiện ăn chín, uống sôi để phòng tránh bệnh mùa mưa lũ. Nên rửa sạch dụng cụ nấu ăn, bát đũa, cốc chén, đồng thời phơi khô trước khi sử dụng. Tránh ăn những thức ăn tái, sống và chứa nhiều vi khuẩn như rau sống, tiết canh bởi những thức ăn này có thể chứa nhiều vi khuẩn và gây các bệnh đường ruộtngộ độc thức ăn

Muốn phòng bệnh mùa mưa lũ, cần thực hiện ăn chín uống sôi

Muốn phòng bệnh mùa mưa lũ, cần thực hiện ăn chín uống sôi

- Vệ sinh nguồn nước sinh hoạt: nước dùng ăn, uống phải được xử lý vệ sinh sạch sẽ. Trường hợp phải dùng nước sông, suối, ao, hồ, kênh rạch thì phải làm trong và khử khuẩn nước rồi mới dùng.

Các bệnh khác

Ngoài các bệnh đường ruột, có vô vàn những căn bệnh dễ gặp khác ở vùng mưa lũ, điển hình trong số đó là đau mắt viêm da, sốt xuất huyết sốt rét Biện pháp phòng tránh các bệnh này như sau:

Bệnh đau Mắtviêm da chủ yếu lây do tiếp xúc với nước bẩn. Vì vậy, để phòng bệnh mỗi người nên tự ý thức việc vệ sinh cá nhân bằng nước sạch, nhỏ Mắt bằng nước muối sinh lý ngày 2 -3 lần.

Chủ động vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở

Chủ động vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở

Bệnh sốt xuất huyết và sốt rét là do bị muỗi đốt truyền bệnh. Do đó, cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh muỗi đốt. Diệt muỗi bằng cách xịt thuốc muỗi, vợt điện.

Loại bỏ nơi muỗi đẻ bằng cách chủ động vệ sinh môi trường, thu gom rác thải quanh khu vực sinh sống, phun hóa chất diệt muỗi để phòng tránh những bệnh do muỗi gây ra mùa mưa lũ. Với những người đã mắc bệnh, cần có biện pháp cách ly để tránh bệnh phát triển thành dịch.

Cách làm trong và khử khuẩn nước như sau:

- Làm trong nước bằng phèn: dùng một miếng phèn chua khoảng nửa đốt ngón tay hòa tan vào một gáo nước, sau khi phèn tan hết, đổ gáo nước đó vào một xô đựng nước khoảng 20 – 25 lít và khuấy đều. Khoảng 30 phút sau, khi cặn đã lắng xuống đáy thì gạn lấy nước trong để khử khuẩn.

 Nên khử khuẩn nước trước khi sử dụng

Nên khử khuẩn nước trước khi sử dụng

- Khử khuẩn bằng viên aquatabs: cho một viên aquatabs loại 67mg vào 20 lít nước trong, đậy nắp lại, đợi sau 30 phút để thuốc diệt hết vi khuẩn là dùng được. Nước đã khử khuẩn bằng aquatabs 67mg có thể uống được ngay mà không cần đun sôi vẫn rất an toàn.

- Khử trùng nước bằng viên cloramin B: hòa tan một viên khử khuẩn cloramin b 0,25g vào một gáo nước, đổ gáo nước đó vào xô nước đã được làm trong nói trên và khuấy đều. Đợi khoảng 30 phút sau mới sử dụng nước. Nước đã khử khuẩn bằng cloramin B vẫn phải đun sôi mới được uống.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật