Những sai lầm khi sơ cứu rắn cắn nhiều người thường mắc

Sơ cứu rắn cắn chậm trễ hoặc sai cách có thể khiến nạn nhân bị hoại tử cơ thể hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tử vong.

Thời gian gần đây số nạn nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn ngày càng tăng mạnh. Khi bị rắn cắn nhiều người dân thường hoang mang, lúng túng và không biết cách sơ cứu đúng cách.

Xác định vết thương

Có thể quan sát bằng mắt thường và phân biệt loại rắn cắn. Nếu vết rắn cắn cả hai hàm tạo thành hình vòng cung, không có răng nanh thì đó là rắn thường không nguy hiểm đến tính mạng. Còn nếu tại vết cắn có hai vết răng nanh cách nhau 5mm và một số vết răng nhỏ là rắn độc. Nếu là rắn độc hoặc chưa xác định thì tuyệt đối không được cử động để tránh chất độc lan nhanh. Tránh can thiệp vào vết thương gây hoại tử và chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

Triệu chứng

Nạn nhân thấy đau buốt tại chỗ bị rắn cắn bầm tím áp xe Toàn cơ thể chóng mặt buồn nôn đồng tử mắt giãn, cơ mặt cứng đơ không thể há miệng, loạn nhịp tim tụt huyết áp… Nguy hiểm hơn có thể gây trụy tim suy thận cấp.

Những sai lầm trong cách sơ cứu

Khi bệnh nhân bị rắn cắn nếu không phân biệt được nạn nhân bị rắn thường hay rắn độc cắn thì nên đưa ngày đến cơ sở y tế để điều trị. Trường hợp bị rắn độc cắn nếu tự chữa trị ở nhà bằng cách đắp thuốc bệnh nhân có thể dẫn tới tử vong

Nọc độc rắn xâm nhập vào cơ thể theo con đường mạch bạch huyết (không phải mạch máu thông thường). Quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn nếu để bệnh nhận đi lại nhiều. Tuyệt đối không được để nạn nhân đi lại chất độc theo các mạch máu lan nhanh hơn. Cần lưu ý trong quá trình đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, nên cho bệnh nhân nằm, ngồi trên cán.

Khi bệnh nhân bị rắn cắn nhiều người sử dụng băng gạc để cố định vết thương, không cho nọc độc lan ra các bộ phận khác. Tuy nhiên việc thắt băng gạc quá chặt sẽ làm tắc nghẽn hoàn hoàn động mạch gây đau sưng nề, dễ dẫn đến hoại tử, nhiều trường hợp quá nặng có thể phải cắt chi.

Việc trích, rạch, châm, nặn máu để hút nọc độc ra ngoài tại vùng nạn nhân bị rắn cắn được nhiều người sử dụng như một biện pháp tạm thời loại bỏ bớt nọc độc. Tuy nhiên cách làm này hoàn toàn sai lầm có thể làm gây tổn thương thêm mạch máu hệ thần kinh và gây nhiễm trùng nặng.

Dùng thảo dược hóa chất không rõ tác dụng có thể có thể khiến bệnh nhân bị nôn mửa khiến cơ thể mệt mỏi và gây hại rất lớn cho bệnh nhân. Thậm chí nhiều người còn truyền tai nhau cách chữa rắn hết sức nguy hiểm đó là cho điện vào cơ thể. Tuy nhiên hành động này không đem lại lợi ích gì.

Tùy vào loại rắn cắn mà có cách sơ cứu khác nhau nếu làm không đúng cách sẽ gây tổn thương cho bệnh nhân. Ví dụ như cố định chi bằng băng ép cho bệnh nhân bị rắn hổ mang cắn. Tuy nhiên nếu áp dụng cách này cho rắn lục sẽ làm tăng thêm nguy hiểm cho bệnh nhân bởi nọc độc sẽ gây hoại tử tại chỗ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật