10 việc mẹ cần làm để vết mổ đẻ nhanh lành, không đau sau khi sinh
Rất nhiều bà bầu không hề thích đẻ mổ nhưng nếu đó là cách duy nhất để giảm nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và bé thì họ buộc phải chấp nhận. Sau phẫu thuật, cơ thể cần chăm sóc đặc biệt để có thể hồi phục. Và dưới đây là 10 việc các bà bầu cần biết để có thể nhanh chóng phục hồi sau ca sinh mổ
1. Vận động
Mộtt khi các ống thông (để loại bỏ chất lỏng từ cơ thể) được lấy ra, bạn có thể bắt đầu di chuyển xung quanh - đầu tiên với sự giúp đỡ của các y tá và sau đó một mình. Điều này sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi của bạn. Nhưng, nên làm nó từ từ, bạn không đặt quá nhiều áp lực cho cơ thể.
2. Chăm sóc vết mổ
Thực hiện chăm sóc vết mổ và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để vết mổ se lại nhanh hơn. Bạn cần giữ cho vết mổ không bị ướt.
3. Ăn đơn giản
Vì đã phải trải qua rất nhiều khó khăn trong quá trình phẫu thuật của bạn và cũng bị nhịn ăn, nhiều người gần như ngốn đủ mọi thứ một khi được phép ăn. Tuy nhiên rất quan trọng để kiềm chế bản thân tại thời điểm này. Hệ thống tiêu hóa của bạn hiện tại chưa hoàn toàn ổn định nên chỉ nên ăn những thức ăn lành tính, nhẹ nhàng.
4. Đi vệ sinh ngay khi cảm thấy cần
Hãy chắc chắn rằng bạn không trì hoãn bất cứ khi nào cần phải đi vệ sinh. Dù có đau đớn khi di chuyển nhưng đi vệ sinh ngay lập tức giúp bạn nhanh chóng ổn định được các chức năng bài tiết trong cơ thể.
5. Đừng mang vác nặng
Không bao giờ nhấc bất cứ vật gì nặng trong giai đoạn này, vì nó sẽ gây áp lực lên các cơ. Tránh vận động mạnh một vài tuần sau khi xuất viện vi lúc này cơ quan nội tạng của bạn vẫn đang cần thời gian phục hồi.
6. Nằm ngủ thoải mái
Bạn có thể nằm bất cứ tư thế nào thoải mái nhất để ngủ. Các tế bào sẽ hoạt động để chữa trị vết thương khi bạn nghỉ ngơi nên giấc ngủ rất quan trọng.
7. Đừng thúc ép cơ thể
Hãy để cho cơ thể phục hồi một thời gian sau khi phẫu thuật. Đừng cố gắng để ních mình trong những chiếc quần jeans hẹp eo ngay sau khi xuất viện. Gây áp lực lên vùng bụng có thể mang đến nguy hiểm. Tạm thời tránh các bài tập mạnh mà chỉ cần đi bộ nhẹ nhàng là đủ.
8. Ngủ gần bé
Nếu bạn phải đặt bé trong nôi, hãy chắc chắn rằng nó ở gần giường, do đó bạn không cần quá với tay hay cúi người. Cúi người nhiều quá sẽ tạo áp lực lên vết mổ.
9. Tránh quan hệ tình dục
Ngay cả khi bác sĩ của bạn chỉ cần kiêng trong 40 ngày đầu tiên, nhưng bạn nên dựa vào tình trạng thực tế của mình để kiêng cữ. Nói chuyện với chồng của bạn trên phương diện này và chắc chắn rằng cả hai đều hiểu rõ.
10. Tránh táo bón
Sau phẫu thuật, rất nhiều người bị táo bón Tuy nhiên, tránh rặn quá mạnh mà gây áp lực lên vùng bụng vào lúc này. Các chị em nên cố gắng uống nhiều nước và bổ sung chất xơ vào chế độ ăn
- 3 đặc điểm xuất hiện khi bé chào đời chứng tỏ con phát... (Thứ bảy, 09:33:09 08/05/2021)
- Con mới sinh hễ bú no là trớ sạch, mẹ khóc lóc cầu cứu bác... (Chủ nhật, 13:22:06 21/03/2021)
- Trong thai kỳ có 3 mốc phát triển trí não thai nhi đỉnh cao, mẹ... (Thứ Ba, 13:39:03 16/03/2021)
- 6 loại rau bổ huyết, làm sạch tử cung: Bà đẻ ăn nhiều để... (Thứ tư, 13:35:07 10/03/2021)
- Những trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ, cố sinh... (Thứ bảy, 15:20:00 10/10/2020)
- ThS Nguyễn Kiên Cường: Không sinh mổ liên tiếp sớm hơn 2 năm (Thứ năm, 11:35:03 28/02/2019)
- 5 bí mật bất ngờ về các cặp sinh đôi mà ít người biết (Thứ Hai, 13:37:09 25/02/2019)
- Mách nhỏ 20 điều bạn học được khi làm mẹ lần đầu tiên (Thứ sáu, 10:50:01 22/02/2019)
- Lưu ý vài điểm để phục hồi sức khỏe sau sinh mổ nhanh chóng (Thứ tư, 16:00:07 20/02/2019)
- Sau đẻ có nên nằm than để lấy lại vóc dáng hay không? (Thứ Ba, 13:55:08 19/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023