3 tháng cuối thai kỳ: Bộ phận chịu tổn hại nặng khi mẹ mang bầu 3 tháng cuối
Tập luyện trong thai kỳ thế nào cho tốt?
Mẹ bầu nào cũng bổ sung sắt nhưng nhớ tránh 4 sai lầm này kẻo vô dụng
Da là bộ phận sẽ chịu nhiều thay đổi trong suốt thai kỳ nhưng đặc biệt là 3 tháng cuối khi cân mẹ bầu tăng khá nhiều, đồng thời vùng bụng cũng to lên rõ rệt. Những thay đổi khổ biến nhất dễ dàng nhận thấy là:
Giãn tĩnh mạch
Các tĩnh mạch giãn ra thường như dây xoắn, có màu đỏ hoặc xanh hoặc màu da. Hiện tượng này phổ biến nhất ở chân nhưng cũng có thể xảy ra ở âm hộ - biến chứng do âm hộ mở rộng ở 3 tháng cuối.
Giãn tĩnh mạch có thể xảy ra trong suốt thai kỳ nhưng phổ biến nhất ở quý thứ 3 do cơ thể bơm nhiều máu hơn.
Ngoài ra, khi tử cung nhanh chóng mở rộng thời điểm này cũng gây áp lực lên tĩnh mạch mang máu từ tim đến chân và bàn chân. Vì vậy hiện tượng giãn tĩnh mạch vì thế cũng phô rbienes hơn.
Mặc dù đây là triệu chứng không nguy hiểm nhưng có thể khiến mẹ khó chịu, lúc này mẹ bầu nên:
- Không ngồi bắt chéo chân hoặc đứng một chỗ quá lâu.
- Gác chân lên cao và nên mang theo tất.
- Tập thể dục để duy trì sức khỏe
Giãn tĩnh mạch sẽ dần biến mất sau khi mẹ sinh nở
Spider Nevi (mạch máu li ti kết tỏa thành hình nhện như hoa thị trên da)
Spider Nevi hay gọi nôm na là mạch máu li ti kết tỏa thành hình nhện như hoa thị trên da hay gặp nhiều ở các phụ nữ mang thai Nguyên nhân gây ra là do ảnh hưởng của nội tiết lên các mạch máu trong cơ thể.
Những mạch máu dưới da này có màu đỏ, tập trung nhiều ở điểm trung tâm, sau đó kéo dài và giãn tỏa ra như hình mạng nhện. Hiện tượng về da này trông khá khó coi và xấu xí, tuy nhiên nó sẽ biến mất sau khi em bé chào đời.
Phát ban
Các nốt phát ban khiến mẹ bầu ngứa ran khó chịu. Chúng bắt đầu từ vùng bụng và xung quanh vùng da bị rạn (nếu có). Ngoài ra nó có thể lan rộng đến đùi, mông, lưng, hiếm gặp nhất ở tay và chân. Cổ, mặt bàn tay bàn chân thường không bị triệu chứng này.
Điều may mắn là tình trạng ngứa da sẽ biến mất trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh và không hề ảnh hưởng đến sức khỏe em bé. Tuy nhiên mẹ bầu chú ý không nên gãi quá nhiều vào mạnh, sẽ gây trầy xước da và có thể bị động thai
Rạn da
Đây có lẽ là vấn đề nhiều mẹ bầu phàn nàn và ám ảnh nhất khi mang thai Khi mang thai trọng lượng cơ thể của mẹ bầu tăng nhanh, độ đàn hồi của da chưa kịp thích nghi nên vùng da bị co kéo, xuất hiện những vết rạn da.
Để phòng ngừa rạn da mẹ nên kiểm soát cân nặng trong thai kỳ không tăng cân quá nhiều. Ngoài ra ăn uống đủ chất, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho da như hoa quả rau xanh, uống nhiều nước, thoa kem chống rạn cũng là một số biện pháp phòng ngừa rạn da hiệu quả.
- 3 đặc điểm xuất hiện khi bé chào đời chứng tỏ con phát... (Thứ bảy, 09:33:05 08/05/2021)
- Con mới sinh hễ bú no là trớ sạch, mẹ khóc lóc cầu cứu bác... (Chủ nhật, 13:22:03 21/03/2021)
- Trong thai kỳ có 3 mốc phát triển trí não thai nhi đỉnh cao, mẹ... (Thứ Ba, 13:39:08 16/03/2021)
- 6 loại rau bổ huyết, làm sạch tử cung: Bà đẻ ăn nhiều để... (Thứ tư, 13:35:02 10/03/2021)
- Những trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải sinh mổ, cố sinh... (Thứ bảy, 15:20:02 10/10/2020)
- ThS Nguyễn Kiên Cường: Không sinh mổ liên tiếp sớm hơn 2 năm (Thứ năm, 11:35:09 28/02/2019)
- 5 bí mật bất ngờ về các cặp sinh đôi mà ít người biết (Thứ Hai, 13:37:03 25/02/2019)
- Mách nhỏ 20 điều bạn học được khi làm mẹ lần đầu tiên (Thứ sáu, 10:50:05 22/02/2019)
- Lưu ý vài điểm để phục hồi sức khỏe sau sinh mổ nhanh chóng (Thứ tư, 16:00:08 20/02/2019)
- Sau đẻ có nên nằm than để lấy lại vóc dáng hay không? (Thứ Ba, 13:55:05 19/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023