Áp xe tia sữa là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị áp xe tia sữa

Áp xe tia sữa là bệnh gì?

Áp xe tia sữa là tình trạng viêm (sưng đỏ) và tích tụ mủ trong vú do vi khuẩn gây ra Trong một số trường hợp hiếm hoi áp xe vú có thể là một dấu hiệu của ung thư vú.

Áp xe tia sữa là tình trạng tích tụ mủ trong vú và viêm, sưng

Áp xe tia sữa là tình trạng tích tụ mủ trong vú và viêm, sưng

Triệu chứng thường gặp

Dấu hiệu của áp xe vú phụ thuộc vào vị trí bị áp xe, giai đoạn bệnh và nhiều yếu tố khác.

Ở giai đoạn đầu của áp xe tia sữa bạn có thể cảm thấy đau nhức sâu trong tuyến vú. Vùng da bên ngoài có thể bình thường nếu ổ viêm nằm sâu bên trong hoặc trở nên nóng đỏ và sưng nếu ổ viêm nằm ngay bề mặt tuyến vú.

Ở giai đoạn tạo thành áp xe các triệu chứng sẽ tăng mạnh lên. Vào lúc này, các triệu chứng bao gồm vùng da trên ổ áp xe trở nên nóng, căng và sưng đỏ, ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng của nhiễm khuẩn như sốt, ớn lạnh buồn nôn ói...

Biến chứng nặng nhất là hoại tử vú với các biểu hiện là hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng: Tụt huyết áp toàn thân suy sụp, vú sưng căng to phù nề da trên ổ áp-xe có màu vàng nhạt hay bị hoại tử và hạch bạch huyết sưng đau

Nguyên nhân gây áp xe tia sữa

Hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh áp xe tia sữa. Ngoài ra các nguyên nhân khác như vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng có thể gây nên áp xe tia sữa.

Áp xe vú có nguy cơ xuất hiện nếu người mẹ đang cho con bú:

- Cho bú không đúng cách

- Cho bú không đủ số lần, không đủ thời gian khiến sữa tích tụ lại trong vú

- Mặc áo ngực chật

- Núm vú bị trầy xước

- Tắc ống dẫn sữa.

Áp xe tia sữa thường xảy ra ở phụ nữ cho con bú

Áp xe tia sữa thường xảy ra ở phụ nữ cho con bú

Điều trị áp xe tia sữa

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình bằng một số cách sau:

- Giữ lối sống lành mạnh. Bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong quá trình điều trị

- Luôn giữ vệ sinh cá nhân. Bạn có thể sử dụng khăn ấm và ẩm đè lên vùng mô bị nhiễm trùng

- Ngưng cho con bú. Nếu bạn là bà mẹ đang cho con bú, hãy luôn vệ sinh sạch sẽ vùng vú, nhất là đầu vú. Tốt nhất bạn nên dừng cho con bú bên vú bị bệnh cho đến khi lành bệnh hoàn toàn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật