Viêm nội mạc tử cung: Nguy cơ lớn cho sức khỏe sinh sản

Viêm nội mạc tử cung (VNMTC) là chứng bệnh không xa lạ với phụ nữ tuổi sinh đẻ. Ngoài việc gây ra những cơn đau bụng dữ dội,

Bên trong tử cung có một lớp niêm mạc mềm, xốp, gọi là nội mạc tử cung Khu vực này sẵn sàng tiếp nhận trứng thụ tinh và nuôi dưỡng chúng phát triển thành bào thai. Nếu trứng không rụng, các mô nội mạc tử cung sẽ bị phá hủy và được tống ra ngoài, tạo thành chu kỳ kinh nguyệt

VNMTC là viêm lớp trong cùng của tử cung. Triệu chứng chung của VNMTC là đau bụng dữ dội trước và trong khi hành kinh đau khi sinh hoạt tình dục Bệnh nhân thường thấy mệt mỏi đau buốt đường tiết niệu tiêu chảy táo bón nôn mửa Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng này còn kèm theo dị ứng thường xuyên bị viêm nhiễm ở vùng kín Khi bị VNMTC cấp, người bệnh thấy đau bụng dưới, ra nhiều khí hư kèm mủ, sốt. Nếu điều trị không đúng hoặc không chữa trị, bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, mà biểu hiện chính thường là đau bụng dưới chảy máu tử cung, rối loạn kinh nguyệt

Nguyên nhân gây VNMTC thường do vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, lậu cầu, Chlamydia, lao...) hoặc do vi khuẩn lan truyền từ dưới lên trong hoặc sau khi bị viêm cổ tử cung viêm âm đạo Tuy vậy, VNMTC thường gặp nhất là do nhiễm khuẩn sau sẩy thai đẻ bị sót nhau bế sản dịch mổ lấy thai (dụng cụ phẫu thuật không vô khuẩn), vỡ màng ối sớm và chuyển dạ kéo dài thăm khám nhiều lần theo đường âm đạo, đặt dụng cụ tử cung, nạo thai không an toàn)...

VNMTC nếu không được điều trị đúng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết dính tử cung viêm phần phụ gây dính tắc vòi trứng và hậu quả cuối cùng là vô sinh do tinh trùng không gặp trứng để thụ tinh trứng đã thụ tinh không về được tử cung làm tổ, tử cung không đảm bảo chức năng cho trứng làm tổ.

Người bệnh cần làm gì?

Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để có chỉ định điều trị. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc điều trị vì có thể làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn và khó chữa khỏi hoàn toàn. Cần giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm. Nên đi khám phụ khoa định kỳ 2 lần/năm để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, tránh biến chứng xảy ra.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật