Tại sao lại bị nói mê, hay còn gọi là mê sảng khi ngủ?

Câu hỏi: Tại sao lại bị nói mê Khi ngủ tôi hay bị mê sảng và khi tỉnh dậy thì sợ hãi Khoảng 2-3 giờ sáng thường ngồi dậy và nói chuyện một mình sau đó đi ngủ tiếp Mong mọi người tư vấn cho biết tình trạng này ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và thần kinh?

Trả lời

Tại sao lại bị nói mê, hay còn gọi là mê sảng khi ngủ? 

Giấc ngủ bảo đảm sự phục hồi chức năng hoạt động của não trong trạng thái thức tỉnh có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người Nhu cầu ngủ của người lớn bình thường khoảng 6-7 giờ mỗi đêm Mỗi đêm có 4 - 5 chu kỳ ngủ. Mê sảng khi ngủ, nói khi ngủ... là biểu hiện của bệnh mộng du, một trong những dạng rối loạn giấc ngủ hay gặp nhất.

Tại sao lại bị nói mê?

Tại sao lại bị nói mê?

Mộng du hay xảy ra vào 1/3 đầu của thời gian ngủ trong đêm. Bệnh nhân đi trong trạng thái vắng ý thức hoàn toàn: đang ngủ tự nhiên ngồi dậy, có thể có những hoạt động phức tạp như đi, mặc quần áo, nói, la hét, lái xe...

Người bệnh có thể tỉnh lại sau một kích thích mạnh từ bên ngoài. Các hành vi kết thúc khi họ thức dậy sau một vài phút rối loạn ý thức, thường gặp nhất là quay lại giường ngủ tiếp. Khi tỉnh lại, bệnh nhân chỉ nhớ vài chi tiết đã xảy ra. Thủ phạm chính của bệnh này là những khó khăn về tâm lý. Tình trạng lo âu nặng nề thiếu ngủ hay sợ hãi ám ảnh điều gì đó sẽ là nguyên nhân khiến cho chứng mộng du xuất hiện.

Để giảm ảnh hưởng xấu của mộng du, người bệnh cần được điều trị bằng giải thích hợp lý, luyện tập thư giãn và dùng thuốc an thần nhẹ để giúp xóa cơn chứ không phải để chữa khỏi bệnh. Để dự phòng rối loạn giấc ngủ nói chung, cần thường xuyên áp dụng vệ sinh tâm lý giấc ngủ tạo thói quen đi ngủ đúng giờ. Tránh dùng các thuốc kích thích như chè, cà phê thuốcrượu tránh căng thẳng cảm xúc. Chế độ làm việc, hoạt động giải trí rèn luyện thân thể phải hợp lý. Trước khi đi ngủ nên xoa bóp tắm nước ấm, đi bộ, nghe nhạc nhẹ...

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật