Bà bầu có nên đi chùa, đền miếu dịp Tết hay không?

Có rất nhiều người thắc mắc bà bầu có nên đi chùa, đền miếu trong dịp Tết hay không. Dưới đây là những lý giải việc bà bầu có nên đi chùa hay không.

Bà bầu đi chùa, tốt cho mẹ, lợi cho con

Dịp Tết Nguyên Đán, đi lễ chùa là thói quen của người Việt Nam. Nhiều người băn khoăn bà bầu có nên đi chùa không, bởi nhiều câu chuyện tâm linh gây hoang mang. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tín ngưỡng bà bầu đi lễ chùa sẽ tốt cho cả mẹ và con.

Từ xưa tới nay, chưa bao giờ có chuyện cấm phụ nữ mang bầu lên chùa, kể cả trong các sách cổ xưa cũng không nói tới chuyện đó, bởi chuyện sinh nở không ảnh hưởng gì khi đi lễ chùa. Các chuyên gia và tâm linh khuyên, lễ chùa ở đâu cũng tốt, có bầu đi lễ bình thường, không có ảnh hưởng gì, mà càng tốt cho mẹ cho con.

Việc đi lễ chùa còn giúp bà bầu tìm lại sự thanh thản trong tâm hồn, cầu bình an cho cả mẹ và con, về mặt tâm linh cũng rất tốt cho việc sinh nở.

Tuy nhiên bà bầu cần lưu ý, chỉ nên đi những chùa gần nhà, không quá đông đúc. Nếu đi chùa lớn, đông người chen lấn sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của thai nhi

Bà bầu đi lễ chùa tốt cho cả mẹ lẫn con 

Bà bầu đi lễ chùa tốt cho cả mẹ lẫn con

Bà bầu nên tránh đi viếng đền, miếu

Bạn cần phân biệt rõ chùa và đền, miếu là những địa chỉ tâm linh có tính chất hoàn toàn khác nhau. Chùa là nơi thờ phật, một tôn giáo lớn thứ 2 trên thế giới về mặt tín đồ. Đền là nơi thờ cần vị thánh hoặc các nhân vật lịch sử có công với đất nước được nhân dân suy tôn và lập đền thờ. Miếu thường là công trình có kích thước bé nhỏ để thờ một vị thần bản địa nào đó có công đối với vùng đất này. Cần phân biệt nội hàm của 3 hình thái tâm linh này để phân tích đúng đắn những kiêng kị của nhân dân ta.

Nếu như việc đi chùa rất có lợi cho bà bầuthai nhi thì việc tới đền, miếu lại không tốt theo tâm linh. Nếu như đạo phật vô thần thì đạo giáo và các tín ngưỡng bản địa là hữu thần. Trong hệ thống những vị thần này, có nhiều vị thánh dữ hoặc những vị thánh rất kị “đàn bà”. Do đó mà tốt nhất bà bầu nên kiêng tới đền, miếu để tránh những rủi ro không cần thiết.

Theo tâm linh bà bầu không nên tới đền, miếu

Theo tâm linh bà bầu không nên tới đền, miếu

Những lưu ý khi bà bầu đi lễ chùa

- bà bầu nên tránh những chùa lớn, nổi tiếng và quá đông đúc. Bởi ở nơi quá đông, thường thiếu không khí không tốt cho sự phát triển của thai nhi Bên cạnh đó, việc chen lấn có thể khiến bà bầu sảy chân ngã, rất nguy hiểm.

- Bà bầu cần nắm chắc tình hình sức khỏe của mình. Chỉ nên đi lễ chùa nếu cơ thể khỏe mạnh. Trong trường hợp sức khỏe không tốt, bà bầu nên ở nhà nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều sẽ không tốt cho thai nhi

- Chỉ nên đi những chùa gần nhà. Phật ở trong tâm, dù bạn lễ chùa ở đâu thì đều có công quả. Thế nên nếu đang mang bầu không nên đi những chùa xa, bởi việc đi lại xa xôi sẽ khiến bà bầu mệt mỏi quá mức.

- Khi tới lễ chùa, bà bầu nên dành thời gian vãn cảnh thì thư giãn về tinh thần đồng thời cũng tạo quãng nghỉ để cơ thể không bị quá sức.

- Nên khám thai định kỳ đầy đủ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lên kế hoạch đi lễ xa. Nếu đi lễ xa, nên mang theo sổ khám thai (tốt nhất là kết quả trong vòng 1 tuần). Cần đem theo các loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn sẵn.

- Ba tháng đầu do bánh nhau chưa thành lập nên rất dễ có hiện tượng động thai sảy thai… Cơ thể chưa nặng nề nhưng không thích hợp cho đi lễ chùa xa. Các yếu tố như nghén buồn ngủ mỏi mệt cũng ảnh hưởng đến việc đi lại…

- Tránh tới chùa phải đi bộ nhiều, leo trèo nhiều vì không thích hợp cho người mang thai

- Nên chuẩn bị sẵn số điện thoại của các bệnh viện chuyên sản khoa nơi đến lễ để dự phòng khi khẩn cấp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật