Bạn nhất định phải biết: Trong bụng, thai nhi nói gì với mẹ?

Tình cờ đọc được bài viết này, thấy hay quá. Cảm giác thật gần gũi, yêu thương, bao nhiêu mệt mỏi bỗng tan hết. Chỉ mong thời gian trôi nhanh để đón con yêu chào đời.

8 tuần tuổi

- Em bé nói: "Má mì ơi, con đây!

Ở trong bụng của má mì thật ấm - vừa đủ để con rúc vào và bắt đầu sinh trưởng. Vào cuối tuần 8 con sẽ có đầy đủ các bộ phận mà một con người cần có và não bộ của con sẽ xuất hiện và hoạt động. Vào lúc này con bé xíu như con nòng nọc - nhưng rồi con sẽ phát triển rất nhanh.

Quả tim bé nhỏ của con sẵn sàng đập rồi! Và nó sẽ phát ra ngoài bởi vì thỉnh thoảng má mì cảm thấy mệt mỏi hoặc xúc động. Điều đó chỉ do lượng hóc môn trong người má mì thay đổi khi có con xuất hiện mà thôi."

- Cuộc sống bắt đầu

Sau khi thụ tinh trứng sẽ đi xuống ống fa-lóp (ống dẫn trứng) và tự nó sẽ bám vào trong thành dạ con của bạn. Vào cuối tuần 6, phôi thai dài khoảng 4mm (chiều dài các em bé trong tử cung đều được tính từ đỉnh đầu cho tới mông đít, chứ không tính từ đầu tới ngón chân Mắt và tai phát triển nhanh, có thể bằng với là nhịp đập của tim Vào cuối tuần thứ 8, em bé của bạn sẽ dài khoảng 3cm và nặng khoảng 3g (nhẹ hơn 1 thìa đường đầy).

9 đến 16 tuần

- Em bé nói: "Con bắt đầu tập thể dục đây!

Thời gian này, má mì chưa thể thấy con hay cảm nhận thấy con được. Nhưng con thì đang cựa quậy đấy và vẫy tay chân nữa. Con có thể nhăn trán, cong môi, và mút ngón tay cái nữa.

Từ tuần 9-16, bộ phận sinh dục của bé đã hiện ra. (ảnh minh họa)

Từ tuần 9-16, bộ phận sinh dục của bé đã hiện ra. (ảnh minh họa)

Con là 1 bé gái hay trai? Bộ phận sinh dục của con đã hiện ra. Tai và mắt của con đã thành hình - trên thực tế, con giống 1 em bé hoàn chỉnh rồi đó! Con có thể nghe thấy tiếng của má mì nữa đấy. Con yêu tiếng nhạc mà má mì hay nghe ngay từ sớm cơ. Và con cũng rất thích khi má mì xoa dầu lên bụng má mì. Nhưng con thật không thích ánh đèn chiếu vào con khi má mì đứng trước bóng đèn!"

- Sự phát triển của baby

Ở tuần 12 em bé sẽ dài khoảng 6cm và nặng khoảng 15g. Ở tuần 16, em bé hoàn toàn phát triển, dài khoảng 12cm và nặng khoảng 130g.

7 đến 24 tuần

- Em bé nói: "Oops, con bị nấc cục!

Xin lỗi má mì nhé, con đạp bụng má mì mỗi lần con bị nấc. Má mì có thể cảm thấy con chưa? Quả thật, ở trong này thật tuyệt và con dành nhiều thời gian cho việc di chuyển xung quanh, duỗi dài ra và lộn tùng phèo. Sau đó con sẽ đi ngủ khi con mệt. Con vẫn ngủ say khi má mì di chuyển - và khi má mì ngồi yên lặng hay đi ngủ thì con lại thức."

- Sự phát triển của em bé

Mỗi ngày em bé phát triển và lớn hơn. Ở tuần 20, em bé của bạn sẽ dài khoảng 16cm và nặng khoảng 340g. 4 tuần sau, bạn sẽ thấy cân nặng của bé tăng lên gấp đôi. Mắt của bé sẽ mở ra và nhắm lại và cái răng đầu tiên đã được hình thành trong lợi.

25 đến 32 tuần

- Em bé nói: "Xin lỗi má mì, con vừa đạp bụng má mì phải không?

Ở trong này thì càng ngày càng thiếu chỗ nên thỉnh thoảng cái chân của con bị vướng dưới mấy cái sương sườn của má mì đấy. Ôi, con có thể nghe thấy má mì cười thật to bởi vì má mì nhìn thấy đầu gối của con đang chuyến động ngang qua bụng. Má mì biết đấy, con chỉ muốn được thỏa mái 1 tí nên cuộn tròn chân tay lại đấy mà.

Thôi con mút tay và đi nghỉ đây. Má mì cũng nên nghỉ ngơi đi, vì má mì đã quá bận rộn trong việc chuẩn bị sẵn sàng phòng ngủ và đồ em bé cho con rồi."

- Sự phát triển của em bé

Ở gian đoạn này, chân tay bắt đầu căng ra và phổi hoàn thiện nhanh. Bé sẵn sàng hít thở những không khí đầu tiên, và lớp da đã có chức năng điều chỉnh nóng. Bé có thể nhận ra giọng nói của bạn và phát triển chế độ ngủ, thức theo 1 quy trình nhất định. 29 tuần, em bé sẽ dài khoảng 26cm, nặng khoảng 1.1kg.

29 tuần, em bé sẽ dài khoảng 26cm, nặng khoảng 1.1kg. (ảnh minh họa)

29 tuần, em bé sẽ dài khoảng 26cm, nặng khoảng 1.1kg. (ảnh minh họa)

33 đến 40 tuần

- Em bé nói: "Mẹ con mình đã sẵn sàng cho cuộc chấn động và cuộn tròn chưa?

Con thật không thể đợi thêm để ra ngoài cái thế giới to lớn đó nữa! Ở trong này cũng không còn chỗ để con nhào lộn nữa.

Con đang sẵn sàng cho cuộc phiêu lưu vĩ đại đây, tăng thêm cân này và chuẩn bị cho hành trình mà mẹ con mình sẽ phải trải qua. Ôi, nhìn con này, con bị lộn ngược rồi. Má mì cũng sẽ phải đi giải liên tục đó là bởi vì cái đầu của con đã đè lên bọng đái của má mì."

- Sự phát triển của em bé

Con người bé bỏng này đã sẵn sàng ra gặp thế giới. Ngay cả ngón tay và móng chân đều hình thành đầy đủ. Em bé sẽ tập bú và nuốt, nắm giữ và thở. Em bé sẽ tăng cân rất nhanh và chất béo tích tụ dưới lớp da. Sự tăng trưởng sẽ dừng lại ở 2 tuần cuối và cứ như thế. Em bé sẽ ít hoạt động hơn; không gian sẽ bị thu hẹp. Đầu của em bé sẽ bị lộn xuống trong suốt thời gian này. Bé đầu lòng thường lộn đầu xuống sớm hơn bé thứ 2 hoặc bé sau. Vào tuần 40, em bé sẽ dài khoảng 52cm và nặng 3.5kg.

Em bé chào đời

- Em bé nói: "Thật là một mẩu chật hẹp!

Hành trình lớn, sự thở đầu tiên và bị sạch lên trên và được cân nặng... Hãy ôm con thật chặt má mì ơi, con thấy mơ hồ quá. Nó thật sáng sủa và ồn ào. Có rất nhiều kinh nghiệm mới - sự cung cấp, được chạm, không khí trên da của con, quần áo. Mọi thứ thật lạ và khác biệt. Con rất thích khi má mì ôm con vào lòng và nói chuyện với con - giọng má mì rất quen thuộc.

Mẹ con mình cùng học cách cho con bú sữa Thậm chí số lượng nhỏ của sữa non con hiểu được để bắt đầu, rất giàu dinh dưỡng và chứa đựng nhiều kháng thể mà rất tốt cho con.

Trời ơi, má mì khóc đấy à - chắc lại do những cái hóc môn kia rồi. Má mì đừng lo. Hàng nghìn em bé được sinh ra hàng ngày và chúng con sẽ tự xoay xở được."

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật