Quá trình phát triển của thai nhi: Thai nhi tè, ị trong bụng mẹ như thế nào?

Theo các chuyên gia, phôi thai bắt đầu đi tiểu tiện ngay từ khi được 2 tháng tuổi – là lúc em bé bắt đầu biết nuốt nước ối sau đó lại thải ra chính nguồn nước ối của mình.

Chất thải có màu xanh đen, dính (phân su), đi ra khỏi cơ thể trẻ sơ sinh một vài giờ sau khi em bé chào đời có thể là điều bố mẹ rất mong ngóng và lo lắng. Điều này không có gì lạ bởi lần đầu tiên bé thải ra phân su là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé đang hoạt động tốt. Chúng ta đều biết, phân su là những thứ bé đã ăn vào trong thời gian ở trong tử cung và được tích tụ lại, sau đó đi ra khỏi cơ thể trong lần đại tiện đầu tiên sau sinh. Tuy nhiên phân su được sản xuất như thế nào và từ trong bụng mẹ thai nhi đi tiểu tiện, đại tiện ra sao?

Theo các chuyên gia, phôi thai bắt đầu đi tiểu tiện ngay từ khi được 2 tháng tuổi

Theo các chuyên gia, phôi thai bắt đầu đi tiểu tiện ngay từ khi được 2 tháng tuổi

Thai nhi đi tiểu tiện, đại tiện thế nào?

Theo các chuyên gia, phôi thai bắt đầu đi tiểu tiện ngay từ khi được 2 tháng tuổi – là lúc em bé bắt đầu biết nuốt nước ối sau đó lại thải ra chính nguồn nước ối của mình. Theo đó, em bé sẽ uống nước tiểu của mình suốt 7 tháng trong bụng mẹ.

Dù vậy nước tiểu không giống như phân, là vô trùng, không chứa vi khuẩn nên không làm thai nhi mắc bệnh.

Về phân su, phân của các bé chỉ bắt đầu tích lũy dần từ lúc bước qua tuần 24 của thai kỳ. Đó là kết quả của quá trình nuốt nước ối thành thục, sự thoái hóa của các tế bào và hoạt động của hệ tiêu hóa. Phân su sẽ được tích tụ dần trong ruột của thai nhưng chỉ sau khi ra đời, trong lần đi ị đầu tiên của trẻ, lượng phân này mới bắt đầu được thải ra ngoài qua đường hậu môn và có màu đen đậm hoặc xanh đen. Như vậy, theo lý thuyết thai nhi hoàn toàn không đi đại tiện trong bụng mẹ.

Nếu bé thải ra phân su trong bụng mẹ thì sao?

Tuy nhiên, có một số lượng nhỏ khoảng 12% thai nhi không thể giữ phân su trong ruột cho đến ngày chào đời mà sẽ thải phân su ra nước ối Lúc này, nước ối sẽ có màu xanh hoặc hơi vàng. Dù vậy điều này không hề gây hại cho bé. Khi bé quá ngày dự sinh hệ tiêu hóa trưởng thành, bé cũng có thể đào thải phân su ngay trong bụng mẹ. Trường hợp này cũng không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của bé. Nếu chưa đến ngày dự sinh mà bé đã thải phân su trong bụng mẹ thì có thể liên quan đến các vấn đề như chuyển dạ khó dây rốn bị chèn ép thiếu oxy nhiễm trùng…

Phân su đi ra khỏi cơ thể thai nhi lần đầu tiên sau khi chào đời

Phân su đi ra khỏi cơ thể thai nhi lần đầu tiên sau khi chào đời

Hội chứng hít nước ối phân su là gì?

Ngoài ra, có một trường hợp các mẹ cần lưu ý đó là hội chứng hít nước ối phân su. Trong suốt 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, phổi của bé luôn đầy nước ối. Nếu phổi bé có phân su, nó sẽ đi qua khí quản. Khi chuyển dạ nếu bé bị thiếu oxy trong thời gian dài, bé sẽ khó thở và hít phải phân su.

Khi hít phải phân su, phân su có thể chặn đường thở, gây tắc nghẽn đường thở, khiến bé khó thở đồng thời giảm lượng oxy đến bé. Đối với những trẻ gặp trường hợp này, trẻ dễ bị rối loạn trao đổi khí ở phổi và suy hô hấp Các kích ứng hóa học của phân su còn có thể gây viêm phổi nhiễm trùng và bất hoạt surfactant (chất hiện diện trên bề mặt trong lòng các phế nang, giúp các phế nang giãn nở và thông khí tốt).

Triệu chứng của trẻ bị hội chứng hít nước ối phân su

- Bé thở nhanh, thở gấp

- Thở khó, rên rỉ

- Thở ngắt quãng

- chỉ số apgar thấp (chỉ số đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh)

- Da tím tái

- Ngực căng phồng bất thường

Phòng ngừa hội chứng hít nước ối phân su

Cách tốt nhất để phòng ngừa hội chứng này đó là đừng để thai nhi đại tiện khi còn nằm trong bụng mẹ. Vì vậy, khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu lạ hoặc thấy nước ối có màu xanh sẫm thì cần đến bệnh viện ngày hoặc đi khám thai thường xuyên để biết được tình trạng của mình.

Ngoài ra thai nhi già tháng cũng tăng nguy cơ thai nhi ị ra phân su, vì vậy hãy theo dõi chặt chẽ thai kỳ từ tuần 37 trở đi. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật