Bại não thể co cứng là sao? Biểu hiện, nguyên nhân và hướng điều trị bệnh

Bại não thể co cứng là bệnh gì?

Nhìn chung, trẻ bị bại não thể co cứng luôn trong ở trạng thái tăng trương lực cơ Trong vài tháng đầu chào đời, trẻ ít khóc hoặc khóc rất yếu, phản ứng chậm với thế giới xung quanh, sự phát triển như hóng chuyện, lẫy, bò, biết đi chậm hơn so với bạn bè đồng trang lứa.

Trẻ bị bại não thể co cứng luôn ở trạng thái tăng trương lực cơ

Trẻ bị bại não thể co cứng luôn ở trạng thái tăng trương lực cơ

Biểu hiện bệnh bại não thể co cứng

Bại não co cứng hai chi dưới:

- Các cơ chân của trẻ luôn trong trạng thái khép cứng.

- Trẻ gặp khó khăn trong di chuyển, phổ biến là dáng đi có điểm chụm lại ở đầu gối.

Bại não co cứng nửa người:

- Trẻ bị liệt cứng nửa người bên phải hoặc bên trái.

- Tình trạng tê liệt xảy ra trầm trọng hơn ở chi dưới khiến trẻ gặp khó khăn trong di chuyển.

Bại não co cứng tứ chi:

- Liệt cứng cả hai chi trên và chi dưới cùng với các cơ trục thân.

- Trẻ không thể di chuyển, tàn phế rất nặng.

- Trẻ có thể bị biến dạng chi.

- Cơ mặt bị ảnh hưởng, miệng mở liên tục, nước nhãi chảy ra, hoạt động ăn uống không thể thực hiện bình thường được.

Nguyên nhân bại não thể co cứng

Nhiễm trùng trong thời gian mang thai gây ra bởi virus cự bào rubella toxoplasmosis gây ra các tổn thương ở não của bào thai.

Thiếu khí não bào thai do nhau thai bị tách khỏi thành tử cung trước khi sinh con

Trẻ sinh non trước tuần thứ 37 của thai kỳ

Trẻ bị ngạt khí do trục trặc trong quá trình chuyển dạsinh nở

Bất tương hợp giữa nhóm máu Rh của người mẹ và bào thai gây tổn thương não bộ và hình thành bệnh bại não sau này.

Các dị tật bẩm sinh trong hệ thần kinh cấu trúc não của trẻ.

Trẻ mắc phải các vấn đề về não trong vài năm đầu đời như viêm màng não chấn thương sọ não

Sinh non trước tuần 37 là một trong những nguyên nhân gây bại não thể co cứng

Sinh non trước tuần 37 là một trong những nguyên nhân gây bại não thể co cứng

Điều trị bại não thể co cứng

Đa phần biện pháp được sử dụng là điều trị bằng các bài tập phục hồi chức năng (bao gồm vật lý trị liệu thủy trị liệu, vận động trị liệu, âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu và giáo dục các kỹ năng cá nhân, xã hội). Các trường hợp trẻ bị nặng quá sẽ phải sử dụng thêm thuốc dãn cơ.

Khi điều trị bằng phục hồi chức năng, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Phải tiến hành kiểm tra, đánh giá trước khi tiến hành điều trị để xác định tình trạng và các phương pháp điều trị.

- Các trẻ khác nhau, có triệu chứng và tình trạng bệnh khác nhau không được áp dụng một liệu trình điều trị giống nhau.

- Điều trị để giảm trương lực cơ và tăng cường cơ lực ở một số nhóm cơ cụ thể.

- Duỗi chéo, nâng đỡ hữu hiệu để phá vỡ hoặc ức chế các phản xạ nguyên thủy của trẻ.

- Kích thích các vận động thô và tạo thuận các vận động chức năng của trẻ theo từng mốc phát triển.

- Giúp đỡ để tăng khả năng độc lập của trẻ trong các hoạt động sinh hoạt, vệ sinh cá nhân thường ngày.

- Kích thích cho trẻ giao tiếp, phát triển ngôn ngữ và tư duy.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật