Bạn nên biết: Chứng tự kỷ thay đổi thế nào theo thời gian?

Khi nghĩ đến tự kỷ, bạn thường nghĩ đến trẻ em. Song một đứa trẻ tự kỷ rồi sẽ lớn lên trở thành một người lớn tự kỷ và sau đó là một người già tự kỷ.

Có trường hợp đến tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành mới được chẩn đoán mắc chứng này. Người tự kỷ gặp khó khăn trong việc hòa nhập ở trường học, trong học tập và kết bạn, đặc biệt khi chuyển trường, chuyển nhà hoặc chuyển việc. Một số người thậm chí đến tuổi trung niên, sau vài mối quan hệ đổ vỡ và thất bại vài lần trong công việc mới được chẩn đoán mắc tự kỷ.

Trẻ em là đối tượng chính của chứng tự kỷ...

Trẻ em là đối tượng chính của chứng tự kỷ...

Tự kỷ tác động khác nhau lên vỏ não của người lớn và trẻ em

Một nghiên cứu mới đây cho thấy tác động của tự kỷ lên hoạt động não bộ là không giống nhau ở người lớn và trẻ em

Nghiên cứu này cho thấy những thay đổi trong hoạt động não bộ do tự kỷ gây ra không chỉ xảy ra lúc còn nhỏ và chấm dứt mà thay vào đó chúng tiếp tục phát triển. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra những khác biệt trong hoạt động của não ở trẻ tự kỷ so với người lớn tự kỷ. Một trong những triệu chứng gây ảnh hưởng nặng nề nhất của chứng tự kỷ là gián đoạn trong kỹ năng xã hội.

Theo nghiên cứu này, hoạt động não ở trẻ tự kỷ ít hơn so với người lớn tự kỷ trong các tương tác xã hội chẳng hạn như nhìn vào mặt. Việc này đúng với 2 vùng não chịu trách nhiệm về ký ức và những chức năng khác gồm vùng hồi hải mã phải và hồi thái dương trên. Hình ảnh chụp lại những thay đổi trong não bộ ở vùng hồi hải mã của trẻ tự kỷ cho thấy đây có thể là một đích quan trọng đối với các liệu pháp điều trị tập trung vào bộ não bao gồm cả trị liệu và dùng thuốc nhằm cải thiện khả năng hoạt động của vùng não này. Cũng theo nhóm nghiên cứu, nếu có thể xác định sự thay đổi trong các phần não bộ mà tự kỷ tác động theo tuổi thì việc điều trị cho bệnh nhân tự kỷ sẽ đúng hướng hơn.

... nhưng người lớn cũng có thể mắc hội chứng này

... nhưng người lớn cũng có thể mắc hội chứng này

Các triệu chứng tự kỷ ở trẻ

Triệu chứng tự kỷ thường được cha mẹ hoặc người chăm trẻ phát hiện đầu tiên trong vòng 3 năm đầu đời của trẻ. Mặc dù tự kỷ đã có từ khi sinh ra, những triệu chứng của nó khó xác định hoặc chẩn đoán ở trẻ nhỏ. Cha mẹ thường lo lắng khi con họ không thích bế, không thích chơi một số trò chơi và không biết nói. Đôi lúc, trẻ tự kỷ bắt đầu nói cùng thời điểm với trẻ khác rồi mất dần kỹ năng ngôn ngữ. Khả năng nghe ở trẻ tự kỷ cũng kém dù đôi lúc nghe được âm thanh ở xa.

Nếu được điều trị sớm và tích cực, đa số trẻ sẽ cải thiện được khả năng giao tiếp và tự điều chỉnh khi lớn lên.

Các triệu chứng tự kỷ ở tuổi vị thành niên:

Trong những năm thiếu niên, kiểu hành vi thường thay đổi. Nhiều thiếu niên học được kỹ năng song vẫn kém ở khả năng quan hệ và hiểu người khác. Thời kỳ dậy thì cũng diễn ra khó khăn hơn ở thiếu niên bị tự kỷ. Nguy cơ gặp phải những vấn đề liên quan đến trầm cảm lo âu và động kinh cũng cao hơn ở đối tượng này.

Triệu chứng tự kỷ ở người lớn:

Đối với người lớn tự kỷ, khả năng làm việc và tự sinh hoạt của họ vẫn có. Mức độ tự lập của họ phụ thuộc vào trí thông minh và khả năng giao tiếp. Ít nhất 33% có khả năng tự lập ít nhất một phần. Một số khác cần trợ giúp nhiều, đặc biệt là những người kém thông minh không nói được. Trái lại, có những người lớn tự kỷ thành công trong chuyên môn và có thể sống tự lập dù vẫn gặp khó khăn trong mối quan hệ với người khác. Đây là những cá nhân có trí thông minh từ trung bình đến trên trung bình.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật