Biến chứng tiêu hóa ở bệnh nhân đái tháo đường, bạn có biết?

Bệnh đái tháo đường có thể gây biến chứng lên toàn bộ các tế bào và hệ cơ quan trong cơ thể. Trong đó biến chứng lên hệ tiêu hóa chiếm tỷ lệ rất cao (tới 50% số bệnh nhân) và gây ra những trở ngại trong cuộc sống cũng như ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của người bệnh.

Trên suốt đường tiêu hóa có thể thấy các rối loạn gây ra do đường máu cao, những triệu chứng điển hình có thể kể đến như sau:

Thực quản

Rối loạn vận động thực quản: bệnh nhân có thể đến gặp bác sĩ và than phiền về chứng khó nuốt thức ăn bị nghẹn, cảm giác nóng bỏng ở ngực do trào ngược dạ dày - thực quản thậm chí đau ngực (dễ nhầm với cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim). Khi có triệu chứng trên, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân soi thực quản để loại trừ các nguyên nhân khó nuốt khác như: u thực quản viêm thực quản nhiễm nấm thực quản.

Dạ dày

Liệt dạ dày do đái tháo đường lâu ngày cũng là một biến chứng rất thường gặp, có thể tới 30-50% bệnh nhân mắc bệnh lâu năm. Bệnh nhân có cảm giác buồn nôn nôn, cảm giác no đến sớm khiến bệnh nhân không thể ăn được nhiều. Nôn ra lượng thức ăn nhiều sau khi ăn đã lâu là một triệu chứng rất có giá trị gợi ý đến liệt dạ dày do đái tháo đường Chán ăn và nôn khiến cho bệnh nhân gày sút, suy dinh dưỡng có thể thiếu máu do thiếu vitamin B12. Vì dạ dày bị liệt làm cho thức ăn lưu lại ở đó lâu hơn dẫn đến khá nhiều hệ quả khác như: hạ huyết áp sau khi ăn (dễ bị ngất, đột quỵ) do dịch tiêu hóa chậm hấp thu; thức ăn có thể bị kết thành khối trong dạ dày gây tắc nghẽn phải nội soi cắt nhỏ và gắp từng phần ra khỏi dạ dày. Đặc biệt, việc thức ăn lưu lại ở dạ dày lâu còn ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định đường máu. Khả năng làm rỗng dạ dày nhanh hay chậm có thể ảnh hưởng tới 35% sự dao động đường máu sau khi ăn mặc dù chúng ta ăn với khối lượng bữa ăn giống nhau. Mặt khác thuốc uống cũng ảnh hưởng tới sự hấp thu nên đường máu sau ăn bị dao động nhiều. Với bệnh nhân đái tháo đường týp 1, liều insulin thường phải giảm đi để tránh bị hạ đường huyết sau ăn do thức ăn chưa kịp đưa xuống ruột để được tiêu hóa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật