Các biện pháp hiệu quả giúp điều trị bệnh động kinh lâu ngày
Cơn động kinh là hậu quả những đợt phóng điện bất thình lình, thường ngắn, trong một nhóm tế bào não và nhiều bộ phận khác nhau trong não đều có thể là chỗ phóng điện đó.
Vì vậy các biểu hiện lâm sàng động kinh khác nhau tùy thuộc vị trí não đầu tiên có rối loạn đó và lan xa tới đâu. Có thể xảy ra các triệu chứng tạm thời như mất ý thức hay tri giác, rối loạn vận động, cảm giác (nhìn, nghe và nếm).
Bệnh nhân động kinh có nguy cơ tử vong cao do:
- Một bệnh sẵn có ở não như khối u hay nhiễm khuẩn
- Động kinh trong tình huống nguy hiểm dẫn tới chết đuối bỏng hay chấn thương đầu.
- Tình trạng động kinh.
- Nguyên nhân đột ngột không giải thích được, hoặc có thể ngừng hô hấp hay ngừng tim-thở trong cơn động kinh.
- Tự tử.
Nhiều gia đình người bệnh chưa thực sự hiểu bản chất, phương pháp điều trị bệnh này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về tinh thần cũng như thể chất cho bệnh nhân.
Trong bài hôm nay, thông qua SongKhoe.vn, ThS. Chu Văn Điểu, Bệnh viện Tâm thần TƯ sẽ tư vấn cách điều trị cho bệnh nhân động kinh lâu ngày không khỏi.
Câu hỏi 1: Con chào Bác sĩ! Con năm nay 25 tuổi, là nữ giới. Con rất buồn khi 1 căn bệnh đã theo con 10 năm nay rồi, đó là bệnh động kinh. Năm 14 tuổi khi đang học lớp 9 thì con đột nhiên bị bệnh này mà không rõ nguyên nhân. Con đi khám Bác sĩ nào cũng hỏi con có té ngã hay sốt gì không? Nhưng con không bị những trường hợp đó. Nhiều lúc con đang sinh hoạt bình thường thì lại lên cơn. Con nghe người nhà kể lại là nói lảm nhảm rồi đái dầm. Lúc phát bệnh thì con bị vắng ý thức, không biết lúc đó như thế nào. Thêm nữa là hàng đêm ngủ lúc nào con cũng bị nằm mơ, vì vậy thần kinh con lúc nào cũng phải làm việc. Con mong Bác sĩ giúp con chữa hết căn bệnh này, con được khỏe mạnh để phụ giúp cha mẹ. Con đã làm khổ mẹ con vì căn bệnh này nhiều rồi!
Trả lời:
Cháu đã kể các triệu chứng của bệnh mà cháu đã mắc phải đó là bệnh động kinh Tiêu chuẩn chẩn đoán động kinh bao gồm tiêu chuẩn lâm sàng và tiêu chuẩn điện não. Đôi khi cho phép chẩn đoán động kinh chỉ dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng vì khoảng 15-20% bệnh nhân có biểu hiện về lâm sàng rất điển hình của động kinh nhưng điện não lại không thấy sóng động kinh.
Cháu đã mắc bệnh động kinh rất rõ ràng rồi, bây giờ bác trao đổi với cháu về cách chữa bệnh động kinh nhé. Điều trị bệnh động kinh, người bệnh phải uống thuốc liên tục trong vòng 3 năm, bệnh ổn đinh không lên một cơn nào. Cứ 6 tháng kiểm tra điện não 1 lần. Nếu tốt thì lúc đó mới được phép giảm dần liều từ từ và ngừng thuốc.
Thuốc điều trị động kinh phải chọn loại phù hợp với thể động kinh thì mới có tác dụng cắt cơn. Liều thuốc uống phải tính theo mg/cân nặng cơ thể, sau đó chỉnh liều dần tới khi liều thấp nhất mà vẫn khống chế được cơn động kinh. Nếu trong 3 năm mà bệnh tái phát dù chỉ là 1 cơn cũng phải điều trị lại từ đầu. Muốn khỏi bệnh động thì phải kiên trì điều trị.
Chúc cháu thành công!
Câu hỏi 2: Thưa Bác sĩ! Em sinh năm 1981. Năm 15 tuổi bị bắt đầu bị bệnh động kinh đến giờ em vẫn chưa biết nguyên nhân. Bên nhà ngoại em có 3 cậu bị bệnh này và em từng bị va đập mạnh khi học lớp 5. Xin hỏi Bác sĩ của SongKhoe.vn, em nên điều trị thế nào?
Trả lời:
Động kinh được chia làm 2 nhóm: Nhóm động kinh vô căn (không tìm thấy nguyên nhân gây lên cơn động kinh) và nhóm động kinh triệu chứng (nhóm này biết được nguyên nhân gây lên cơn động kinh).
Nguyên nhân của nhóm động kinh triệu chứng:
- Do chấn thương sọ não
- Do bệnh lý mạch máu não u não
- Do nhiễm độc hệ thần kinh
- Do nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng ở não.
- Do bẩm sinh (chậm phát triển trí tuệ), di truyền.
Khi cháu học lớp 5 bị va đập ở đầu có nặng không? Có bị chấn thương sọ não không? Nếu chỉ va đập không đủ mạnh gây chấn thương sọ não thì đó không phải nguyên nhân gây nên cơn động kinh ở cháu mà có thể do di truyền vì họ đằng mẹ cháu có 2 cậu bị động kinh.
Điều trị động kinh phải uống thuốc phù hợp với loại cơn động kinh. Liều thuốc phải tính theo mg/cân nặng cơ thể. Liều thuốc hợp lý là liều thấp nhất mà vẫn khống chế được cơn động kinh.
Người bệnh phải uống thuốc liên tục không tự ý dừng thuốc đổi thuốc nếu ngừng thuốc đột ngột hoặc thay thuốc sẽ lên cơn nặng hơn hoặc có thể chuyển thành thể động kinh liên tục dễ bị tử vong
Bệnh nhân uống thuốc liên tục 3 năm không lên cơn nào, 6 tháng kiểm tra điện não 1 lần. Kết quả tốt lúc đó mới giảm liều thuốc từ từ và ngừng không phải uống thuốc nữa. Tuy ngừng thuốc nhưng vẫn phải theo dõi nếu tái cơn lại phải điều trị lại từ đầu.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:07 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:05 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:07 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:08 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:01 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:06 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:01 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:06 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:00 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:07 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023