Cách nhận biết các dấu hiệu quai bị để có hướng trị bệnh nhanh nhất

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp Trẻ em, thanh thiếu niên dễ mắc bệnh do chưa có kháng thể Dưới đây là các dấu hiệu quai bị rất phổ biến

Dấu hiệu quai bị

Bệnh quai bị do một loại virut thuộc họ Paramyxovirus gây nên. Nguồn lây bệnh quai bị là người đang mắc bệnh quai bị lây cho người lành chưa có kháng thể chống virut quai bị.

Dấu hiệu quai bị làm người bệnh khó chịu

Dấu hiệu quai bị làm người bệnh khó chịu

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài vài ba tuần lễ, sau đó xuất hiện dấu hiệu quai bị đặc trưng như sốt cao đột ngột, có thể thân nhiệt lên tới 38 - 39 độ C kèm theo đau đầu mệt mỏi toàn thân chán ăn ngủ kém. Sau khi sốt cao kéo dài từ 1 - 3 ngày thì tuyến nước bọt bị sưng to. Đầu tiên là sưng một bên, sau vài ngày tiếp tục sưng tuyến nước bọt còn lại, thường sưng 2 bên không đối xứng (một bên sưng to, một bên có thể nhỏ hơn).

Một số trường hợp do tuyến nước bọt sưng rất to làm cho cằm, cổ bạnh ra gây biến dạng cả bộ mặt, khó nhai khó nuốt Da ở vùng tuyến nước bọt sưng, căng, bóng, không đỏ, nhưng khi sờ vào vùng da đó thấy nóng và bệnh nhân kêu đau.

Có 3 vị trí đau điển hình của bệnh quai bị trong dấu hiệu viêm tuyến nước bọt là góc thái dương - hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới. Sốt thường kéo dài trong vòng 10 ngày, sau khi hết sốt, sưng tuyến nước bọt cũng giảm dần. Đặc điểm nổi bật của viêm tuyến nước bọt của bệnh quai bị là không bị hóa mủ (trừ khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn khác).

Ngoài viêm tuyến nước bọt, dấu hiệu quai bị còn gây tổn thương cho một số bộ phận khác của cơ thể như viêm tinh hoàn (nam giới), viêm buồng trứng (nữ giới). Viêm tinh hoàn do virut quai bị hay gặp nhất ở lứa tuổi đang dậy thì và lứa tuổi trưởng thành (thanh thiếu niên).

Cần theo dõi các biểu hiện của bệnh để xử lý kịp thời

Cần theo dõi các biểu hiện của bệnh để xử lý kịp thời

Sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5 - 7 ngày thì xuất hiện biến chứng viêm tinh hoàn Tỷ lệ bị viêm tinh hoàn từ 10 - 30%. Đặc điểm nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên, tỷ lệ viêm tinh hoàn 2 bên gặp ít hơn. Khi bị viêm tinh hoàn, xuất hiện sốt trở lại, đôi khi thân nhiệt còn tăng hơn lúc ban đầu của viêm tuyến nước bọt. Tinh hoàn sưng to đau Khi sờ vào tinh hoàn thấy mật độ chắc và nhìn thấy da bìu bị phù nề rõ rệt, căng, bóng, đỏ.

Ngoài ra, dấu hiệu quai bị có thể xuất hiện viêm mào tinh hoàn viêm thừng tinh hoàn, thậm chí xuất hiện tràn dịch màng tinh hoàn trong những trường hợp bệnh nặng. Viêm tinh hoàn kéo dài từ 3 - 5 ngày sẽ hết sốt. Tinh hoàn cũng giảm dần độ sưng nề và giảm đau cho đến 3 - 4 tuần lễ sau đó mới hết sưng và hết đau hẳn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật