Cảnh báo nguy cơ bị sốc phản vệ do tự ý truyền dịch tại nhà nên tránh

Bố tôi bị đái tháo đường đã 10 năm nay. Vừa qua bố tôi bị tăng đường huyết trên 20mmol/l. Bố tôi đã dùng thuốc hạ đường huyết nhưng sau một thời gian dùng thuốc bố tôi lại bị suy kiệt, tụt đường huyết. Vậy bố tôi có thể truyền dịch tại nhà được không?

Truyền dịch rất cần thiết và là biện pháp cấp cứu trong nhiều trường hợp. Kỹ thuật tiêm truyền phải do nhân viên y tế đã qua đào tạo thực hiện và chỉ được tiến hành tại các cơ sở y tế khi có đầy đủ phương tiện cấp cứu đề phòng sốc phản vệ

Sốc có thể xảy ra tức thì hoặc trong, hoặc ngay sau khi truyền. Biểu hiện là bệnh nhân bắt đầu thấy rét run đột ngột, sốt, nhiệt độ cơ thể có thể lên 39 - 40oC hoặc cao hơn, mạch nhanh, vã mồ hôi chân tay lạnh huyết áp tụt khó thở nhịp thở nhanh và nông, bệnh nhân lo lắng bồn chồn, vật vã... Nếu không xử trí kịp thời bệnh nhân có thể sẽ bị tử vong

Nguyên nhân gây sốc có thể do chất lượng thuốc hoặc do dụng cụ tiêm truyền không đảm bảo vô trùng, tốc độ truyền quá nhanh, đôi khi do cơ địa bệnh nhân mẫn cảm hoặc dị ứng thuốc Dù nguyên nhân nào cũng phải ngừng tiêm truyền ngay và dùng thuốc chống sốc theo quy định của ngành y tế. Chính vì tai biến nguy hiểm này nên không được truyền dịch tại nhà vì không có nhân viên y tế theo dõi, không có đầy đủ thuốc men và phương tiện cấp cứu chống sốc sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Trường hợp của bố bạn do bị đái tháo đường đã lâu nên việc tiêm truyền tại nhà lại càng không nên. Tốt nhất anh nên đưa ông đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị vì bệnh đái tháo đườngbệnh mạn tính cần phải điều trị lâu dài dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật