Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, cha mẹ phải lưu ý!
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ
Khi đã phát bệnh, bệnh lan truyền rất nhanh, ngoài vùng tay, chân, miệng, bệnh còn xuất hiện ở vùng mông và một số vùng khác bằng những nốt bạn đỏ.
Đây không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng thường gây khó chịu cho trẻ và có thể sẽ gây biến chứng nặng nếu không được để ý, chăm sóc cẩn thận Vì vậy các bậc cha mẹ nên chú ý khi con có những dấu hiệu sau thì có thể bé đã bị mắc bệnh tay chân miệng:
Nổi ban đỏ là dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ
- Sốt nhẹ: đây là dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ thường gặp nhất khi trẻ em mắc các bệnh truyền nhiễm
- Biếng ăn
- Đau miệng đau họng: sau khoảng 2 ngày sốt bé sẽ cảm thấy đau họng Bạn có thể kiểm tra họng bé xem có xuất hiện các chấm đỏ nhỏ hay không? Nếu có hãy chú ý hơn vì các chấm đỏ sau này sẽ thành các bọng nước và có thể gây nên lở loét làm bé rất khó chịu.
- Đau đầu
- Cáu gắt
- Các nốt đỏ ở trong và ngoài miệng: Những nốt đỏ trong giai đoạn này có thể gây đau đớn cho các bé
- Tay và lòng bàn chân có những nốt phát ban đỏ: đây là những biểu hiện cuối cùng của dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ xuất hiện. Tuy nhiên một vài trường hợp có xuất hiện ban ở mông hoặc chỉ xuất hiện ở miếng mà không có ở các vùng khác trên cơ thể trẻ.
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sớm cảnh báo diễn biến nặng
Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
Cần đưa đến bệnh viện ngay nếu trẻ quấy khóc không ngừng
- Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.
- Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Nếu con bạn có 1 trong 3 dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.
“Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây cho người khác, dễ bùng phát thành dịch. Tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng người nhà vào thăm bệnh nhân rất đông nhưng rất ít người rửa tay trước khi ra khỏi phòng bệnh. Chính họ lại có thể trở thành nguyên nhân khiến bệnh từ bệnh viện ra cộng đồng", bác sĩ Hải khuyến cáo.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:06 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:05 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:03 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:00 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:05 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:07 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:05 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:04 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:00 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:07 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023