Đề phòng nguy cơ bị sốc phản vệ do thuốc gây ra hậu quả nặng nề

Sốc phản vệ do thuốc gây những hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Một số biện pháp dưới đây được coi là hữu ích trong việc phòng và hạn chế sốc phản vệ do thuốc:

Cần thử test da (thử phản ứng) trước khi tiêm thuốc

Cần thử test da (thử phản ứng) trước khi tiêm thuốc.

Tôi nghe nói về tác hại của sốc phản vệ rất nhiều nhưng không biết làm thế nào để phòng và hạn chế sốc phản vệ?

 

- Tuyên truyền sử dụng thuốc an toàn hợp lý, đúng chỉ định.

- Khi kê đơn, thầy thuốc phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng nhất là tiền sử dị ứng thuốc của người bệnh, đây là điều quan trọng nhất.

- Đường uống là an toàn hơn đối với tất cả các loại thuốc chỉ dùng đường tiêm khi không có thuốc uống hoặc người bệnh không thể uống thuốc được.

- Không được dùng các thuốc đã gây dị ứng hoặc sốc phản vệ Trường hợp đặc biệt phải dùng các thuốc này, phải hội chẩn và phải có cam đoan của người bệnh hoặc gia đình người bệnh, đồng thời có biện pháp tích cực để phòng ngừa sốc phản vệ.

- Cần thử test da (thử phản ứng) trước khi tiêm thuốc nếu người bệnh có cơ địa dị ứng nhưng buộc phải tiêm các thuốc có nguy cơ cao gây dị ứng hoặc các thuốc có thể mẫn cảm chéo với các thuốc mà người bệnh đã từng bị dị ứng Thử test phải theo đúng kỹ thuật, phải có sẵn các phương tiện cấp cứu sốc phản vệ Nếu người bệnh có cơ địa dị ứng và kết quả test da dương tính thì không được dùng thuốc

- Khi đang tiêm thuốc, nếu bệnh nhân có cảm giác khác thường: bồn chồn, hoảng hốt, da lạnh tái nhợt… thì phải ngừng ngay việc tiêm thuốc và kịp thời xử lý sốc phản vệ.

- Sau khi tiêm thuốc phải để người bệnh ở lại theo dõi 10-15 phút đề phòng sốc phản vệ xảy ra muộn hơn.

- Tại các phòng khám xe tiêm và mọi nơi sử dụng thuốc cho người bệnh đều phải có sẵn một hộp thuốc chống sốc phản vệ.

- Các thầy thuốc và y tá (điều dưỡng), nữ hộ sinh phải có kiến thức chắc chắn và kỹ năng thành thạo cấp cứu sốc phản vệ. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật