Ðể kiểm soát tốt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chớ bỏ qua bài viết

Theo GS.TS. Ngô Quý Châu - Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Hô hấp BV Bạch Mai, ở giai đoạn sớm, bệnh COPD không có triệu chứng đặc hiệu. Bệnh nhân có thể khó thở nhẹ, ho khạc đờm hoặc không có biểu hiện gì đặc biệt trừ khi có đợt viêm nhiễm khí phế quản phổi hoặc gắng sức nặng. Nếu được điều trị đúng phương pháp, tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc, COPD có thể tạm ổn định, chức năng phổi được bảo tồn, người bệnh có thể sống và làm việc bình thường, tuy nhiên phải tránh gắng sức quá mức. Những bệnh nhân điều trị không đúng phác đồ, vẫn tiếp tục hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, không dự phòng đầy đủ thì sẽ thường xuyên tái phát đợt cấp, chức năng phổi giảm dần, xuất hiện biến chứng như suy hô hấp mạn, tâm phế mạn, suy mòn, giảm chất lượng cuộc sống.

Khi ở giai đoạn tiến triển của COPD bệnh nhân có thể thấy khó thở ngay cả khi gắng sức nhẹ bao gồm cả việc hạn chế đi lại như đi dạo, đi chợ, hay khó khăn tổ chức các hoạt động. Theo nghiên cứu khảo sát được thực hiện tại Bắc Mỹ, 6 nước châu Âu đã chỉ ra tình trạng mắc COPD khiến người bệnh có cảm giác lo lắng, cảm giác bị cô lập hoặc thấy mình trở nên vô dụng, phụ thuộc người khác do đó khiến họ rất dễ bị trầm cảm Nếu người mắc bệnh COPD mà không được cấp cứu, điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong Những người có nguy cơ mắc bệnh COPD: hút thuốc lá thuốc lào là căn nguyên chính gây COPD. Hơn 90% số người COPD có tiền sử hút thuốc lá thuốc lào. Những yếu tố nguy cơ khác của COPD bao gồm: Tiếp xúc khói, bụi nghề nghiệp; Tiếp xúc thường xuyên khói bếp than, khói củi, rơm rạ; Nhiễm trùng hô hấp; Các trường hợp có thiếu hụt men alpha 1 antitrypsin. Do đó, những người có các yếu tố nội tại của bệnh hoặc hay tiếp xúc với các yếu tố môi trường của bệnh thì sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh COPD hơn những người bình thường. Ví dụ như những người có tiền sử hút thuốc lá nhiều hơn 20 điếu một ngày hoặc những người hay tiếp xúc với khói thuốc lá. Hoặc công nhân hay phải tiếp xúc với bụi nghề nghiệp như công nhân ngành than, thợ mỏ, thợ đúc, luyện kim, thợ cưa, ngành dệt hoặc những người hay tiếp xúc với khói than, khói bếp.

Để phòng ngừa bệnh COPD, GS.TS. Ngô Quý Châu khuyến cáo,  người dân tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như khói thuốcthuốc lào, khí thải, tiếp xúc bụi hóa chất nghề nghiệp. Đặc biệt không được hút thuốc lá, thuốc lào...

Đối với những người không may đã mắc bệnh, trước hết người bệnh phải tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn của bác sĩ như: bỏ hút thuốc tránh tiếp xúc với khói thuốc; dùng thuốc giãn phế quảncorticoid phù hợp, đầy đủ; tiêm phòng vắcxin cúm và phế cầu. Thứ hai, bệnh nhân nên có kiến thức đầy đủ về bệnh COPD (hiểu về bệnh và các dấu hiệu cần thay đổi điều trị, khám bác sĩ hoặc nhập viện cấp cứu). Thứ ba, bệnh nhân nên duy trì tinh thần lạc quan thoải mái ăn uống đầy đủ dinh dưỡng Từ đó, không những kiểm soát được bệnh mà còn giảm các đợt cấp không phải nhập viện, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân.

Người bệnh có thể đến khám tại Trung tâm hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai, Phòng Quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai hoặc các phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại BVĐK tuyến tỉnh.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật