Hội chứng sợ xã hội là gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả nhất

Hội chứng sợ xã hội là gì?

Hội chứng sợ xã hội hay ám ảnh sợ xã hội tiếng Anh: social phobia Social anxiety disorder là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh đỏ mặt, đổ mồ hôi khó chịu ở dạ dày, buồn nôn. Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt.

Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến nỗi nó can thiệp nghiêm trọng vào công việc học tập hay những hoạt động khác. Một số tình huống xã hội mà người bệnh thường tránh né nhất đó là:

- Bệnh sợ nói chuyện và giao tiếp trước đám đông, xã hội

- Làm việc khi ai đó đang nhìn mình

- Nói chuyện trên điện thoại

- Sợ giao tiếp và gặp người lạ

- Hẹn hò

- Ăn ở nơi công cộng

- Trả lời câu hỏi trong lớp học

Người mắc hội chứng sợ xã hội thường sợ giao tiếp với mọi người

Người mắc hội chứng sợ xã hội thường sợ giao tiếp với mọi người

Điều trị bệnh hiệu quả nhất

Phần lớn các rối loạn lo âu có thể điều trị thành công thông qua luyện tập hoặc điều trị bởi các chuyên viên chăm sóc sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu chỉ ra rằng có hai kiểu điều trị chính có hiệu quả cao đó là liệu pháp hành vi nhận thức và dùng thuốc

Liệu pháp hành vi và hành vi nhận thức

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) tỏ ra rất có hiệu quả trong việc điều trị bệnh ám ánh sợ xã hội. Nó gồm hai thành phần. Liệu pháp nhận thức giúp người bệnh thay đổi các thói quen suy nghĩ giúp cho họ vượt qua nỗi sợ hãi

Dùng thuốc

Cùng với trị liệu tâm lý, việc dùng thuốc giữ một vai trò quan trọng. Các loại thuốc bao gồm thuốc chống trầm cảm như SSRI (chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc) và MAOI được cho là có hiệu quả cao hơn so với benzodiazepenes

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật