Hỏi đáp về tiêm vắc xin sởi - Rubella bạn cần biết
Không sử dụng vắc-xin Quinvaxem, điều gì sẽ xảy ra?
Chậm tiêm phòng sởi làm tăng nguy cơ trẻ bị co giật các mẹ cần cảnh giác
16. Con tôi đã tiêm 2 mũi vắc-xin sởi có cần tiêm vắc-xin sởi – Rubella không?
Nếu trẻ đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi đúng lịch thì trẻ có thể được bảo vệ khỏi bệnh sởi Tuy nhiên, trẻ chưa được bảo vệ phòng bệnh Rubella nên cần được tiêm vắc-xin phối hợp sởi–Rubella. Việc nhắc lại thêm một mũi sởi nữa không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
17. Con tôi đã tiêm 1 mũi vắc-xin sởi – quai bị – Rubella (MMR) thì có cần tiêm vắc-xin sởi – Rubella nữa không?
Nếu trẻ đã tiêm 1 mũi vắc-xin sởi – rubella hoặc sởi – quai bị – Rubella, trẻ vẫn cần được tiêm thêm 1 mũi vắc-xin sởi – Rubella trong chiến dịch (trừ trường hợp mới tiêm trong vòng 1 tháng gần đây.)
18. Bà mẹ cần làm gì khi đưa trẻ đi tiêm vắc-xin sởi - Rubella?
• Cho trẻ ăn no trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng.
• Chủ động thông báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của con mình như: trẻ đang mắc bệnh, đang điều trị, có dị tật bẩm sinh, tiền sử sinh non tiền sử dị ứng đặc biệt có các phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, phát ban, sưng nề vùng tiêm...
• Hỏi cán bộ y tế về loại vắc-xin được tiêm chủng lần này, những phản ứng có thể gặp và hướng dẫn theo dõi chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
• Cho trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.
• Tiếp tục theo dõi và chăm sóc tại nhà trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sốt dị ứng nổi mề đay phát ban Nếu trẻ sốt, cần phải cặp nhiệt độ và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.
• Không được đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
• Cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (>39 độ C) co giật khó thở tím tái, phát ban... hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
• Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con mình sau khi tiêm chủng có thể trực tiếp đến trạm y tế xã/phường để được tư vấn thêm về cách chăm sóc trẻ
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:04 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:07 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:08 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:09 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:07 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:05 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:01 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:03 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:08 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:04 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023