Dị ứng nổi mề đay: những điều cần tránh để không hại sức khỏe!

Hiện nay, thực tế đang có rất nhiều người mắc bệnh dị ứng nổi mề đay, đặc biệt là trẻ. Theo TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn - giảng viên Trường Đại học Y Dược TP.HCM, khoa Tiêu Hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1, dị ứng nổi mề đay là bệnh da phổ biến gây khó chịu. Bệnh khó chẩn đoán đúng nguyên nhân dù đã thực hiện đủ các xét nghiệm và không dễ điều trị dứt. Để điều trị bệnh dị ứng nổi mề đay bên cạnh dùng thuốc thì việc kiêng kỵ trong ăn uống cũng có tác dụng quan trọng.

Con đau, mẹ xót

Chị Nguyễn Thị Thoan (ngụ tại Q. 9, TP.HCM) xót xa kể, con gái tôi 3 tuổi, cháu có tiền sử nổi mề đay theo thời tiết. Cách đây 2 tuần cháu bị nổi mề đay nhưng khác với lần nổi trước, các lần trước nổi là các mảng nổi màu đỏ bì bì và to bằng lòng bàn tay nhưng lần này nổi có những mụn li ti cũng tập trung chủ yếu ở mu bàn tay, khuỷu tay, tôi có cho cháu đi khám và vẫn được kết luận là nổi mề đay theo thời tiết. Mỗi lần bị bệnh, cháu rất khó chịu vừa đau vừa ngứa, nhìn con tôi xót quá.

Dị ứng nổi mề đay

Dị ứng nổi mề đay

Theo TS. Nguyễn Anh Tuấn, biểu hiện ban đầu chính là có những vùng da sẩn đỏ, ngứa và khó chịu. Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin Tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau như: ký sinh trùng thức ăn hay thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể do thuốc kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…). Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 - 20 người bị dị ứng nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời.

Có kiêng có lành

Vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần phải thật chú ý mới hy vọng tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh để trị tận gốc. Khi có triệu chứng phù môi sưng mặt hoặc khó thở phải đến cơ quan y tế sớm để được cấp cứu nếu cần. Ngoài việc kiêng gió lạnh, kiêng nước, người bị bệnh dị ứng mề đay, sẩn ngứa da phải tuân thủ theo chế độ ăn như sau:

Trong giai đoạn cấp tính, cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng). Còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên

Kiêng những thức ăn gây kích thích như: rượu trà, cà phê thuốc lá, tiêu ớt Trường hợp đang phù nề rịn nước thì giảm thức ăn có nhiều nước như: canh, súp; uống ít nước.

Kiêng những thức ăn có nhiều đạm: tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng chocolate trứng sữa Nên ăn chế độ có nhiều vitamin A B, C; ăn các thức dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón như: cà chua cam chanh khoai lang mướp đắng

Cách phát hiện nguyên nhân trong thực phẩm ở người bị dị ứng nổi mề đay mãn tính lẫn cấp tính, bằng chế độ ăn loại trừ: Bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng như: gạo khoai tây cà rốt các loại đậu, bí, bầu, thịt trừu thịt bò cữ rượu.

Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa. Nếu dị ứng mề đay không xuất hiện thì ta bắt đầu ăn thêm từng món nghi ngờ. Ăn đến món nào thấy mề đay nổi lên thì đó là nguyên nhân gây bệnh phải tránh sau này và cứ như thế tiếp tục. Đối với trẻ em cần ăn chế độ giảm đường sữa bò đặc, lòng trắng trứng

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật