Khó nuốt: Cảnh báo coi chừng bệnh ung thư thực quản
Cách bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh siêu chuẩn không thể bỏ qua
Cảnh giác khi lưu trữ thức ăn trong tủ lạnh kẻo hại sức khỏe
Khó nuốt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Các nguyên nhân gây khó nuốt khác nhau và điều trị phụ thuộc vào từng nguyên nhân.
Biểu hiện của chứng khó nuốt:
- Khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc dịch xuống dạ dày trong lần nuốt đầu tiên.
- Nôn ọe, mắc nghẹn hoặc ho khi nuốt.
- Thức ăn bị trào ngược lên hầu, miệng hoặc mũi sau khi nuốt vào.
- Người bệnh cảm thấy thức ăn mắc nghẹn lại ở một phần nào đó của hầu hoặc ngực.
- Bị đau khi nuốt; bị đau hay cảm thấy nặng ngực hoặc hội chứng ợ nóng
- Khó khăn khi nuốt thức ăn đặc hay lỏng hoặc cả hai.
Ở người khỏe mạnh, các cơ ở hầu họng, thực quản co thắt để tống thức ăn từ miệng xuống thực quản theo phản xạ nuốt.
Mắc bệnh khó nuốt thường do rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản; hoặc là bị nghẹt ở hầu hoặc thực quản.
Khó nuốt thường do các nguyên nhân sau:
- Khó nuốt do dùng thuốc uống: một số người dường như không thể nuốt viên thuốc hoặc thuốc mặc dù họ không có khó khăn khác khi nuốt.
- Rối loạn vận động các cơ hầu họng, thực quản; tâm vị không giãn; trào ngược dạ dày - thực quản; các tổn thương về thần kinh như bệnh Parkinson, đột quỵ; tổn thương cột sống; các bệnh lý nội khoa khác như xơ cứng bì đái tháo đường nhược cơ …
- khó nuốt thường gặp ở người cao tuổi, sa sút trí tuệ càng lớn tuổi hiện tượng khó nuốt càng tăng.
- Khó nuốt do có dị tật bẩm sinh như hở màn hầu, lưỡi to, môi nứt…
- Khó nuốt do tắc nghẽn: do dị vật, túi thừa ở thực quản hẹp thực quản sau biến chứng của bệnh lý ở thực quản; các khối u polyp sẹo do bỏng…
- Khó nuốt không rõ nguyên nhân.
Biểu hiện chung của khó nuốt thường gây ho nghẹn, cảm giác thức ăn bị vướng ở cổ họng, vướng lại trong ngực dọc theo xương ức tăng tiết nước bọt sặc thức ăn lên mũi…
Khi triệu chứng khó nuốt lặp lại thường xuyên, bệnh nhân cần đi khám tại khoa tiêu hóa hoặc tai mũi họng để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị rối loạn khó nuốt tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí gây bệnh.
Để dự phòng, khi ăn nên ăn từng miếng nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ… để tránh ho, sặc, dị vật rơi vào đường thở. Ở những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản cần tránh ăn những thức ăn chua, cay, nóng. Ăn uống lành mạnh để phòng bệnh ung thư thực quản.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:02 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:02 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:04 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:00 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:08 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:02 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:04 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:01 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:07 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:06 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023