Mắc lao ở người bệnh đái tháo đường - cần làm gì để người bệnh sống khỏe?

Mẹ tôi mắc bệnh đái tháo đường đã lâu, tôi nghe nói bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và người bệnh đái tháo đường có thể bị mắc bệnh lao, việc điều trị bệnh rất khó khăn. Xin quý báo tư vấn giúp.

Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do thiếu hụt insulin ĐTĐ có thể gây biến chứng ở mắt, lở loét bàn chân, gây nhiễm  khuẩn phổi - phế quản lao phổi…

Ở giai đoạn đầu, biểu hiện mắc lao ở người bệnh đái tháo đường đôi khi rất nghèo nàn, phát hiện được do tình cờ chụp X-quang phổi thấy tổn thương do lao và lan tỏa hai bên phổi. Biểu hiện này thường gặp ở ĐTĐ typ 2. Ở giai đoạn toàn phát, sẽ có các biểu hiện như ho (95%), sốt (82%) đau ngực, đôi khi ho ra máu

Việc điều trị lao phổi/ ĐTĐ gặp một số khó khăn vì vừa phải chữa ĐTĐ vừa phải chữa lao phổi chức năng gan của người ĐTĐ đã yếu, các thuốc chữa lao lại độc với gan (R, Z, H...), các thuốc chữa ĐTĐ như sulfonyl urae, metformin, acarbose... cũng độc với gan, do đó không tránh khỏi tai biến do thuốc gây ra. Vì vậy đối với bệnh nhân lao phổi /ĐTĐ thì điều trị phải song hành cả hai bệnh. Mục tiêu là phải kiểm soát đường huyết lúc đói < 126mg% và HbA1C < 7%.

Vì vậy, cần kiểm tra đường huyết cho những bệnh nhân bị lao phổi và chụp Xquang phổi 6 tháng/lần cho những bệnh nhân bị đáo tháo đường, nếu có nghi ngờ thì xét nghiệm đờm tìm vi trùng lao để phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ đạt hiệu quả cao.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật