Một vài lưu ý để không nhiễm HIV khi truyền và hiến máu
Những năm qua, nền y tế thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bị lây nhiễm HIV qua đường máu. Các trường hợp này thậm chí xuất hiện ở cả những nước có nền y tế phát triển như Nhật Bản, Mỹ…
Đôi điều về HIV
HIV là vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Nó tấn công hệ miễn dịch khiến cơ thể không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Giai đoạn cuối cùng của việc nhiễm HIV là AIDS. Thể hiện của AIDS là các bệnh nhiễm trùng cơ hội rối loạn miễn dịch ung thư rồi tử vong Xuất hiện từ thế kỷ XX, đến nay một số phương pháp đã được đưa ra để ngăn chặn sự phát triển, lây lan của vi-rút nguy hiểm này. Tuy vậy, đại dịch HIV/AIDS vẫn luôn là nỗi lo của toàn nhân loại.
Máu là một con đường lây nhiễm HIV. Ngoài ra căn bệnh này còn lây đường tình dục và từ mẹ truyền sang con.
Hiện nay, những hoạt động truyền và hiến máu ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, khi tham gia những hoạt động này, bạn cần có những lưu ý để không bị nhiễm HIV hay bất kì bệnh tật nào khác.
Hiến máu nhân đạo là nghĩa cử cao đẹp cứu giúp cho nhiều bệnh nhân cần máu
Trong quy trình hiến máu
Với người hiến máu
Để đảm bảo không nhiễm HIV cũng như không lây lan vi-rút này cho người khác, người muốn hiến máu cần đảm bảo thể trạng của bản thân đáp ứng được mọi điều kiện của việc hiến máu. Những người biết rõ bản thân nhiễm HIV tuyệt đối không tham gia hiến máu, cần trả lời trung thực những câu hỏi của trung tâm hiến máu.
Lựa chọn các trung tâm, địa điểm uy tín để hiến máu. Việc này đảm bảo cho máu của bạn được dùng vào những việc có ích và việc hiến máu diễn ra đảm bảo hơn các trung tâm chui.
Khi hiến máu cần quan sát để đảm bảo tất cả kim tiêm lấy máu đều là kim tiêm mới. Nếu thấy hiện tượng dùng lại kim tiêm, bạn cần yêu cầu người phụ trách dùng thiết bị mới. Trong trường hợp bên cơ sở không chịu đáp ứng, bạn có thể huỷ việc hiến máu.
Bác sỹ lấy máu
Đề ngăn chặn HIV lây lan, các bác sỹ phụ trách cần kiểm tra mẫu máu của những người hiến máu, đảm bảo không có vi-rút HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường máu như viêm gan B…
Đảm bảo kim tiêm chỉ dùng một lần, bất kỳ trường hợp nào cũng không được dùng lại kim tiêm. Các dụng cụ y tế khác phải được tiệt trùng cẩn thận trước mỗi lần sử dụng.
Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể là nguy cơ lây nhiễm HIV
Với việc truyền máu
Người nhận máu
Người muốn tiếp máu chỉ nhận máu trong các trường hợp cần thiết. Với những trường hợp bác sỹ đảm bảo về lượng máu trong cơ thể, bệnh nhân và gia đình không nên thúc ép việc truyền máu. Uống viên sắt, các vitamin và khoáng chất cần thiết… là những cách giúp cải thiện máu trong cơ thể.
Lựa chọn những bệnh viện uy tín để truyền máu. Đây là những nơi có nguồn máu phong phú, máu được kiểm định chất lượng trước khi đem vào sử dụng. Khi nhận máu cần đảm bảo máu đã được qua xét nghiệm HIV và các bệnh lây nhiễm.
Những người khoẻ mạnh nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung những thực phẩm tốt cho việc sản sinh máu.
Nhân viên truyền máu
Để không lây nhiễm HIV cho người bệnh hoặc chính bản thân nhân viên y tế, bác sỹ cần tiến hành kiểm tra máu được truyền và máu của người nhận. Chỉ truyền những máu đã được xét nghiệm HIV cũng như các bệnh lây nhiễm qua đường máu.
Thận trọng trong việc truyền máu, tránh gây tổn thương, các dụng cụ y tế phải được tiệt trùng cẩn thận.
Ngoài ra, để ngăn chặn HIV lây qua đường máu, bạn tuyệt đối không tiêm chích ma túy dùng chung bơm tiêm. Tham gia các hoạt động liên quan đến máu như phẫu thuật, xăm... ở những trung tâm uy tín, sử dụng dụng cụ tiệt trùng. Dùng riêng các dụng cụ cá nhân có thể liên quan đến máu như dao cạo râu, bàn chải đánh răng… Khi giẫm phải kim tiêm nghi có HIV cần nhanh chóng tiến hành điều trị chống phơi nhiễm.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:02 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:07 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:04 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:05 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:09 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:08 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:02 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:07 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:07 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:04 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023