Những điều cần biết về bệnh glocom: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh

Bệnh glocom (cườm nước, tăng nhãn áp) là một bệnh nguy hiểm, thường gặp trong nhãn khoa. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa vĩnh viễn,  nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân bệnh glocom

Nguyên nhân bệnh glocom là do thủy dịch bị tích tụ lại trong Mắt bởi kênh đào thải chất dịch này bị chặn lại, làm áp suất trong mắt tăng cao. Lâu dài áp suất này sẽ gây tổn thương đến hệ thống dây thần kinh thị giác từ đó làm giảm hoặc mất thị lực hoàn toàn.

Bệnh glôcôm là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh glocom là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi

Một số yếu tố nguy cơ có thể liên quan đến việc phát sinh bệnh glocom:

- Tuổi: tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp càng lớn

- Vấn đề chủng tộc: người châu Phi có nguy cơ cao bị glocom góc mở, trong khi đó người châu Á gia tăng cao glocom góc đóng.

- Cận thị

- Tiền sử gia đình

- Người mắc bệnh tiểu đường huyết áp cao

Một số các yếu tố hiếm gặp hơn bao gồm: suy giáp chấn thương, tổn thương giác mạc tác dụng không mong muốn của thuốc histamin corticoid

Các triệu chứng bệnh glocom

Bệnh glocom có 2 dạng: glocom góc đóng và glocom góc mở. Bệnh glocom góc đóng thường có biểu hiện cơ năng rầm rộ như: nhìn mờ, nhìn đèn có quầng xanh đỏ đau nửa đầu cùng bên, nôn buồn nôn, mắt đỏ nhiều, sưng và chảy nhiều nước mắt. Tuy nhiên, bệnh glocom góc đóng cũng có thể biểu hiện âm thầm gọi là glocom góc đóng mạn tính.

Ngược lại với glocom góc đóng, bệnh glocom góc mở thường biểu hiện rất âm thầm, mang tính mạn tính: không đau nhức, không đỏ mắt, người bệnh thường chỉ tự nhận ra mình có bệnh khi mắt đã nhìn mờ nhiều hoặc thị trường đã bị tổn hại nặng (co hẹp từ ngoại biên, hoặc mất một vùng nhìn ở trung tâm).

Glôcôm là bệnh lý có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời

Glocom là bệnh lý có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời

Bệnh nhân không thể tự nhận biết được bệnh. Để chẩn đoán cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa mắt: bác sĩ sẽ xác định bệnh dựa trên đo nhãn áp (đo áp lực trong mắt), kiểm tra thị trường và soi đáy mắt...

Phương pháp điều trị bệnh glocom

Hiện nay, việc điều trị glocom phụ thuộc vào thể bệnh: glocom góc đóng giai đoạn sớm có thể điều trị bằng laser: tạo một đường lưu thông mới của thủy dịch qua lỗ mở bằng laser của mống mắt từ hậu phòng ra tiền phòng; giai đoạn muộn phải phẫu thuật.

Còn glocom góc mở điều trị ban đầu là thuốc hạ nhãn áp, nếu không đạt yêu cầu phải chuyển điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật.

Việc điều trị bệnh glôcôm phải theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa mắt

Việc điều trị bệnh glocom phải theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa mắt

Có phòng được bệnh glocom?

Cho đến nay chưa có một phương pháp nào giúp phòng bệnh glocom hiệu quả. Những tổn hại chức năng thị giác do glocom có thể phòng tránh được nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Những người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt nếu có người trong gia đình đã mắc bệnh này nên có ý thức đi khám sàng lọc bệnh.

Đối với bệnh nhân glocom phải có ý thức tuân thủ điều trị, nếu điều trị đúng và nghiêm túc, bệnh sẽ ổn định nhưng bệnh sẽ theo ta suốt đời. Nếu không tuân thủ điều trị, bệnh sẽ tiếp tục tiến triển dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật