Phổi biệt lập là gì? Phân loại, triệu chứng và cách trị bệnh

Phổi biệt lập là gì?

Bệnh phổi biệt lập là một trong 4 dị tật nang phổi bẩm sinh hiếm gặp. Đó là một rối loạn phát triển tổ chức thời kỳ bào thai dẫn đến hình thành một khối kén mô phổi (các nang), chứa dịch, có khi chứa khí hoặc khối đặc, không có chức năng, không có sự thông khí của phân thùy hay thùy phổi, biệt lập với hệ thống thông khí phổi lành.

Phổi biệt lặp là rối loạn chuyển hóa

Phổi biệt lặp là rối loạn chuyển hóa

Phổi biệt lập trong thuỳ

Tĩnh mạch hồi lưu đổ về nhĩ trái qua hệ tĩnh mạch phổi. Bệnh hiếm đi kèm với các bất thường khác của cơ thể. Tổn thương do mắc phải, có thể do tắc nghẽn phế quản và viêm phổi sau tắc nghẽn mạn tính.

Phổi biệt lập ngoài thuỳ

Phổi biệt lập ngoài thuỳ thường đi kèm với các bất thường khác của cơ thể: dị dạng tuyến nang bẩm sinh thoát vị hoành bẩm sinh bệnh tim bẩm sinh, bất thường cột sống…

Triệu chứng bệnh phổi biệt lập

Triệu chứng lâm sàng của bệnh khi bị nhiễm trùng là bệnh nhân ho sốt, khạc đờm mủ đau tức ngực, thậm chí ho ra máu. Các dấu hiệu của nhiễm trùng phổi phế quản không đặc hiệu cho bệnh mà chỉ nói lên sự nhiễm trùng của tổ chức phổi biệt lập.

Điều trị bệnh phổi biệt lập

Điều trị phổi biệt lập trong thùy nói riêng và phổi biệt lập nói chung thì phương pháp phẫu thuật cắt bỏ phổi biệt lập là phương pháp duy nhất và triệt để. Mổ cắt phổi biệt lập để tránh nhiễm trùng sang tổ chức phổi lành ngay cả khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Khi đã xảy ra nhiễm trùng phổi biệt lập thì nên cắt cả thùy phổi hơn là cắt phân thùy phổi hoặc cắt phổi không điển hình.

Trong khi phẫu thuật, còn phải chú ý động mạch nuôi dưỡng phổi biệt lập xuất phát từ các nhánh thuộc hệ thống đại tuần hoàn, chúng xuất phát từ động mạch chủ bụng, qua động mạch chủ, động mạch liên sườn…Động mạch dị thường này có áp lực máu cao, hơn nữa nguyên ủy của nó nằm sâu ở trung thất hoặc ổ bụng, nên khi phẫu thuật khó quan sát.

Vì vậy, khi phẫu thuật, bác sĩ cần phải cầm máu thật kỹ 2 đầu mạch máu trước khi cắt mạch máu. Vì sau khi cắt mạch máu, động mạch dị thường co lại lẩn sâu vào nơi xuất phát, phẫu thuật viên không quan sát được. Nếu cầm máu không kỹ sẽ nguy hiểm do máu chảy ồ ạt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật