Tê, mất cảm giác một vùng da, có thể là dấu hiệu của bệnh phong
Bệnh có biểu hiện mất cảm giác: một vùng da tê bì, mất cảm giác nóng lạnh, đau… một thời gian rất dài trước khi có những tổn thương thực thể loạn dưỡng làm lở loét rụng cụt đầu chi. Cho nên khi thấy một vùng da bị tê bì mất cảm giác rõ ràng, tồn tại thường xuyên phải cảnh giác đây là dấu hiệu ban đầu của bệnh phong.
1. Biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân phong
- Dấu hiệu sớm của bệnh là những vết biến màu trên da, không còn cảm giác nóng, lạnh và đau Vết biến màu trên da có thể chỉ lốm đốm một vài chỗ hoặc có thể xuất hiện trên khắp cơ thể.
- Mặt người bệnh thường sần sùi từng cục nhỏ, mũi xẹp, lông mày rụng và thưa.
- Có nhiều u cục ở dây thần kinh ngoại vi, gần khớp xương như cổ tay, khuỷu tay, đầu gối. Các cục này có thể sờ thấy qua da và hơi đau
- Vì da không còn cảm giác nên người bệnh thường hay bị phỏng hoặc thương tích nơi đầu ngón tay ngón chân mà không biết. Cho nên cũng không chăm sóc dẫn đến nhiễm trùng tế bào tiêu hao, xương hủy hoại, ngón tay ngón chân ngắn lại, rụng hoặc lở loét rất khó lành.
- Thần kinh ngoại vi tổn thương khiến bàn tay bàn chân không cử động, cứng lại, co quắp (teo cơ), đi lại khó khăn và khó cầm đồ vật, mất cảm giác sâu (cảm giác áp lực tì đè). Khi đi, bệnh nhân phải dập mạnh chân xuống đất mới có cảm giác chạm đất để bước tiếp chân kia, nên có điệu đi chọc thuổng.
- Bàn chân thủng loét và nhiễm độc (dày sừng và loét ổ gà ở vùng tì đè).
- Giác mạc tổn thương, mờ đục, áp nhãn tăng cao, mắt khô, không chớp mắt và có thể đưa tới khiếm thị mù lòa
- Teo tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng đưa đến vô sinh nam.
2. Sự kỳ thị và lây truyền của bệnh
- Trước đây, người bị bệnh phong thường chịu thành kiến sai lầm, chịu sự hắt hủi, xa lánh. Dưới thời Pháp thuộc, bệnh nhân thậm chí còn bị ngược đãi (bị thả trôi sông, chôn sống, bỏ vào rừng cho thú dữ ǎn thịt…).
- Bệnh chỉ lây khi tiếp xúc lâu dài với các thể phong hở như phong ác tính, phong đang tiến triển chảy nước mũi nhiều và có tổn thương lở loét ở da, ở bàn tay, bàn chân… Các thể phong nhẹ khác như phong bất định, phong củ ít có khả nǎng lây hơn nhiều.Tỷ lệ lây giữa vợ chồng và con cái chỉ là 2-3%.
- Đường lây lan: vi khuẩn bài xuất từ bệnh nhân qua đường mũi họng, qua các vết loét ở các tổn thương da và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người lành qua da bị sây xát và đường mũi họng.
- Bệnh không di truyền và có thể chữa khỏi tuy thường để lại di chứng vận động. Bệnh lây chậm, ít lây do chu kỳ sinh sản kéo dài 13 ngày (các vi khuẩn khác chu kỳ sinh sản từ vài phút đến vài giờ).
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:03 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:02 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:03 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:06 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:06 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:03 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:00 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:07 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:09 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:04 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:03 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023