Thực hư việc ăn cay làm tái phát viêm họng hạt là như thế nào?
Cháu bị viêm họng hạt , sau khi uống thuốc viêm họng thì bị đau dạ dày. Hiện giờ cháu đã khỏi đau dạ dày rồi nhưng bác sĩ bảo không được uống thuốc điều trị viêm họng hạt vì sợ đau dạ dày tái phát. Nhưng bình thường thì cháu không cảm thấy đau họng. Hôm trước cháu ăn cá nhưng hơi cay thì lại cảm thấy đau họng và lại bị ốm.
Cháu rất lo, hằng ngày cháu luôn súc miệng bằng nước muối 2 lần sau khi đánh răng theo lời khuyên của bác sĩ. Không biết có phải là do ăn cay mà cháu bị đau họng không. Cháu mong bác sĩ tư vấn giúp cháu làm thế nào để phòng tránh đau họng và làm thế nào không cần dùng thuốc mà vẫn có thể chữa khỏi viêm họng hạt. Và khi bị viêm họng hạt có cần kiêng gì không? Cháu mong bác sĩ hướng dẫn giúp cháu cách súc miệng nước muối như thế nào là hiệu quả ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ rất nhiều.
Chào bạn!
Bệnh viêm họng hạt là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như viêm mũi xoang mạn tính viêm amiđan mạn tính, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản… Khi bị bệnh này người bệnh thường có cảm giác ngứa họng, vướng trong họng cho nên hay khạc, nhổ và mỗi lần khạc là mỗi lần cảm giác ngứa họng lại giảm đi. Một số người bệnh đôi khi cảm thấy họng bị khô, rát rất khó chịu. Bệnh nhân thường không sốt.
Ngoài ra viêm họng hạt còn biểu hiện thông qua cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng.
Viêm họng hạt được coi là bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh khí dung kháng sinh tại chỗ không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc các biến chứng thì súc họng bằng nước muối loãng là phương pháp đơn giản mà hiệu quả.
Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết. Để hiệu quả, trước tiên bạn cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây.
Sau đó súc họng khoảng 3 - 4 lần nữa với nước muối cho đến khi họng không còn cảm giác vướng. 3 tiếng súc họng 1 lần, quan trọng nhất là trước và sau khi ngủ.
Ngoài vệ sinh họng bằng nước muối, bạn cần giữ ấm mũi họng và toàn thân. Ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hóa cùng các thực phẩm chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt.
Chúc bạn chóng khỏi bệnh!
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:02 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:04 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:08 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:05 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:04 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:06 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:09 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:06 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:01 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:04 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023