Tìm hiểu bệnh viêm tim trong quá trình bị bệnh thấp tim

(Hứa Minh Khanh - Bình Phước)

Viêm tim là biểu hiện đặc hiệu của thấp tim đây là biểu hiện nặng nhất của bệnh và để lại di chứng (các bệnh van tim hậu thấp). Tất cả thành phần của tim gồm: nội tâm mạc cơ tim màng ngoài tim đều có thể bị viêm. Tổn thương tim có thể xảy ra trong nhiều đợt cấp, càng lúc càng nặng thêm. Trong đợt cấp nếu tổn thương nặng có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Viêm tim trong bệnh thấp tim

Nhiều chuyên gia cho rằng nếu trẻ không bị viêm tim trong hai đợt cấp đầu tiên thì có nhiều hy vọng (90%) không bị tổn thương tim ở các đợt sau dù không phòng ngừa. Phần lớn bệnh nhân có viêm tim nặng sẽ bị di chứng van tim hậu thấp (hẹp, hở van hai lá, hẹp, hở van động mạch chủ…).

Bên cạnh viêm tim còn có tổn thương thần kinh gây ra múa giật (tổn thương ngoại tháp) khá đặc hiệu cho thấp tim xuất hiện muộn sau vài tháng bị viêm họng Biểu hiện bằng những cử động không mục đích và không tự chủ ở cơ mặt, tay chân… có giảm trương lực cơ rối loạn cảm giác hay cảm xúc. Bị những nốt dưới da ngay trên các khớp lớn hoặc quanh các khớp, không đau di động, cứng.

Còn có thể gặp hồng ban vòng, đây là một loại ban trên da, có màu hồng, nhạt ở giữa, không bị hoại tử và mất đi sau vài ngày. Hồng ban vòng hay gặp ở thân mình, mặt trong cánh tay, đùi. Ngoài ra có thể có thêm triệu chứng viêm cầu thận viêm phổi viêm màng não…

Chẩn đoán ngoài việc dựa vào các biểu hiện lâm sàng, phải có bằng chứng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A trước đó (cấy họng tìm thấy liên cầu, định lượng kháng thể ASO trong máu). Người bệnh nhất thiết phải được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị để hạn chế tối đa các di chứng bệnh van tim về sau này.

Có thể nói việc điều trị thấp tim rất phức tạp và chiến lược dự phòng rất chặt chẽ (dự phòng cấp I, cấp II) nên cần phải được thực hiện ở cơ sở y tế.

BS.CKII. ĐẶNG MINH TRÍ

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật