Tìm hiểu khái quát về bệnh tăng bạch cầu đơn nhân
1. Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân là gì?
Bệnh bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm virus gây sốt đau họng và nổi hạch. Bệnh này còn được gọi là bệnh truyền nhiễm mono hoặc "bệnh hôn" vì được lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với nước bọt người bệnh hoặc qua ho hắt hơi …
Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân
Biến chứng nguy hiểm nhất của bạch cầu đơn nhân là lá lách bị sưng lên. Tuy nhiên, bệnh này thường không nghiêm trọng lắm và hầu hết những người đã từng mắc phải bệnh này sẽ tạo ra được kháng thể và miễn dịch với nó suốt đời.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân là cho virus Epstein-Barr (EBV). Virus lan truyền qua nước bọt như khi hôn, ho, dùng chung thức ăn hoặc dụng cụ ăn với người bệnh. Trong một số ít trường hợp, virus cytomegalovirus (CMV) cũng có thể gây ra bạch cầu đơn nhân.
3. Dấu hiệu và triệu chứng
Một số dấu hiệu của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân là:
- Yếu mệt
- Viêm họng không đỡ khi dùng kháng sinh
Bệnh tăng bạch cầu đơn có triệu chứng viêm họng không đỡ khi dùng kháng sinh, sưng amidan
- Sưng amiđan
- Sưng hạch ở cổ và nách
- Đau đầu
- Phát ban
- Chán ăn
- lách to và mềm
- Ra mồ hôi trộm.
Ở trẻ từ 4-15 tuổi bệnh thường nhẹ hơn và chóng khỏi hơn ở người lớn.
Thời gian ủ bệnh của virus điển hình là từ 4-6 tuần. Các dấu hiệu như sốt và viêm họng thường giảm đi trong vòng một vài tuần, mặc dù mệt mỏi hạch to và lách to có thể kéo dài thêm một vài tuần nữa.
4. Phòng và điều trị bệnh
Điều trị
Hiện không có cách điều trị đặc hiệu. Kháng sinh không có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm virus như bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. Điều trị chủ yếu gồm:
- Nghỉ ngơi nhiều
- Uống nhiều nước.
- Dùng thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen hoặc ibuprofen khi cần.
Súc họng bằng nước muối ấm hỗ trợ điều trị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân
- Súc họng bằng nước muối ấm.
- Để làm giảm triệu chứng, bác sĩ có thể kê đơn corticosteroid như prednisone
Phòng bệnh
Bệnh lây qua đường nước bọt, nên để phòng ngừa lây nhiễm không nên hôn, ăn chung thức ăn hoặc dùng chung bát đũa với người bị bệnh.
Virus có thể tồn tại trong nước bọt nhiều tháng sau khi nhiễm. Nếu bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân thì không được hiến máu trong ít nhất là 6 tháng sau khi bệnh khởi phát.
Hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh.
Trên đây là một số thông tin về bệnh tăng bạch cầu đơn nhân. Mong rằng, đây sẽ là những thông tin hữu ích để các bạn đọc có cái nhìn một cách khái quát về bệnh nhất. Chúc các bạn sức khỏe!
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:02 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:03 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:01 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:04 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:09 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:02 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:03 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:01 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:08 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:00 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023