Những điều cần phải biết về xét nghiệm công thức máu

Máu là chất lỏng đặc biệt cung cấp dinh dưỡng và oxy tới nhiều cơ quan, cơ và mô của cơ thể. Nó cũng vận chuyển các chất thải và carbon dioxid ra khỏi cơ thể. Máu được tạo thành từ các tế bào máu và huyết tương. Có 3 loại tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương tạo ra 55% dịch máu trong khi tế bào máu tạo ra 45% còn lại. Huyết tương chứa các tế bào máu, tiểu cầu, protein, glucose, khoáng chất, hormon và carbon dioxid.

Các xét nghiệm máu là công cụ chẩn đoán bệnh rất hữu ích. Có một số loại xét nghiệm máu khác nhau. Khi xét nghiệm, một lượng nhỏ máu được lấy từ cơ thể ra qua kim tiêm và kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc được xét nghiệm với hóa chất Tăng hoặc giảm số lượng hoặc thể tích các thành phần của máu và những thay đổi về hình dạng hoặc kích thước đều cảnh báo những bất thường.

Xét nghiệm công thức máu

Xét nghiệm công thức máu là một trong những xét nghiệm máu phổ biến nhất. Nó cung cấp thông tin về các tế bào máu. Xét nghiệm này được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe chung. Nó giúp phát hiện các bệnh và rối loạn về máu. Số lượng tế bào máu cao hoặc thấp đều là dấu hiệu của bệnh như thiếu máu nhiễm trùng rối loạn đông máu ung thư máu rối loạn hệ miễn dịch

Xét nghiệm công thức máu là một trong những xét nghiệm máu phổ biến nhất

Xét nghiệm công thức máu là một trong những xét nghiệm máu phổ biến nhất

Khi nào cần xét nghiệm máu?

Xét nghiệm công thức máu thường là một phần của khám sức khỏe định kỳ. Nó cũng thường được chỉ định khi nghi ngờ thiếu máu dị ứng nhiễm trùng hoặc rối loạn chảy máu Nó cũng được chỉ định trước khi phẫu thuật và trong điều trị ung thư để theo dõi quá trình điều trị.

Các thông số được xét nghiệm là số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu, hemoglobin, hematocrit hoặc thể tích hồng cầu và các chỉ số tế bào hồng cầu.

Đọc công thức máu toàn phần:

1. Hồng cầu

Đây là những tế bào có nhiều nhất trong máu, chúng chứa hemoglobin protein chứa sắt, mang ôxy. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hình dạng của hồng cầu.

- Số lượng hồng cầu cho biết bạn có bao nhiêu tế bào hồng cầu.

- Hematocrit hoặc thể tích hồng cầu: Là tỷ lệ thể tích máu toàn phần chứa hồng cầu. Nó có thể bị thay đổi theo độ cao và hút thuốc nhiều.

- Thể tích trung bình của hồng cầu là kích thước trung bình của tế bào hồng cầu. Dựa trên thông số hồng cầu thiếu máu được phân loại thành thiếu máu tế bào nhỏ, thiếu máu đẳng sắc và thiếu máu tế bào lớn.

- Hemoglobin trung bình trong hồng cầu là số lượng trung bình hemoglobin mang khí oxy trong tế bào hồng cầu.

- Hàm lượng hemoglobin trung bình trong hồng cầu là hàm lượng hemoglobin trung bình trong tế bào hồng cầu.

- Kích thước chuẩn của hồng cầu là khoảng 6-8μm.

2. Bạch cầu

Bạch cầu tạo thành một phần hệ miễn dịch của cơ thể và giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng bạch cầu bao gồm các loại: bạch cầu trung tính bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho.

Số lượng bạch cầu: đếm số bạch cầu trong máu.

3. Tiểu cầu

Đây là những tế bào máu giúp máu đông

- Số lượng tiểu cầu: là đếm số tiểu cầu trong máu.

- Thể tích tiểu cầu trung bình là đo kích thước trung bình của tiểu cầu

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật