Bạch cầu trung tính là gì? Nguyên nhân gây giảm số lượng bạch cầu trung tính

Bạch cầu trung tính

Bạch cầu hạt trung tính là loại chiếm số lượng nhiều nhất (40% đến 70%) trong tổng số bạch cầu cơ thể các loài động vật có vú và là một bộ phận thiết yếu của hệ miễn dịch tự nhiên Chúng được tạo thành từ các tế bào gốc trong tủy xương có đời sống ngắn và khả năng di chuyển cao.

Bạch cầu trung tính là biểu hiện của tế bào máu trắng

Bạch cầu trung tính là biểu hiện của tế bào máu trắng

Giảm bạch cầu trung tính

Giảm bạch cầu trung tính là tình trạng số lượng tế bào bạch cầu trung tính thấp bất thường. Bạch cầu trung tính là một dạng phổ biến của tế bào máu trắng để chống lại nhiễm trùng - đặc biệt ở những bệnh do vi khuẩn gây ra.

Một số người có lượng bạch cầu trung tính thấp hơn bình thường nhưng không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong trường hợp này giảm bạch cầu trung tính không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Số lượng bạch cầu trung tính ít hơn 1.000 - đặc biệt là ít hơn 500 trên mỗi microlit máu luôn được coi là giảm bạch cầu trung tính; ngay cả những vi khuẩn bình thường từ miệng và đường tiêu hóa cũng có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Nguyên nhân giảm bạch cầu trung tính

Hóa trị liệu ung thư là nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm bạch cầu trung tính. Những người bị giảm bạch cầu trung tính do hóa trị liệu rất dễ bị nhiễm trùng trong thời gian chờ đợi các tế bào hồi phục.

Bạch cầu trung tính được tạo ra từ tủy xương - mô xốp trong một số xương lớn. Bất cứ nguyên nhân nào cản trở chức năng tạo bạch cầu trung tính đều có thể gây giảm bạch cầu trung tính.

Nguyên nhân cụ thể

- Hội chứng Kostmann - Một rối loạn bẩm sinh liên quan đến giảm bạch cầu trung tính

- Myelokathexis - Một rối loạn bẩm sinh ngăn cản bạch cầu trung tính đi vào máu.

- Bệnh bạch cầu

- Hội chứng giãn cơ tủy

- Bệnh xơ màng phổi

- Hóa trị

- Rối loạn sử dụng rượu bia

- Giảm bạch cầu trung tính mãn tính vô căn ở người lớn

- Thiếu hụt vitamin

Một số bệnh nhiễm trùng cũng có thể gây giảm bạch cầu trung tính, gồm:

- Viêm gan A

- Viêm gan B

- Viêm gan C

- HIV/AIDS

- Bệnh lyme

- Bệnh sốt rét

- Bệnh nhiễm khuẩn

- Nhiễm trùng huyết

- Các bệnh nhiễm virus khác làm ảnh hưởng đến chức năng của tủy xương

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật