Bệnh tuổi già - Phòng hơn chữa trước khi quá muộn

Cuộc sống ngày nay tương đối ổn định nên không ít người khi tuổi trung niên không chú ý giữ gìn sức khỏe, đến khi xế chiều mới giật mình vì sức khỏe giảm sút.

Khi nào thì già?

Tuổi tính theo số năm sống của con người, tuy nhiên cách tính này chưa phản ánh đầy đủ một người đã già hay chưa. Theo GS.TS Davis Demko – chuyên gia về Người cao tuổi ở Mỹ, có cách tính tuổi mới dựa trên trung bình bốn loại tuổi: Thời gian, thể chất, xã hội, tâm lí tính theo khả năng đối phó với khủng hoảng, mâu thuẫn. Do đó, tuổi cao chưa hẳn đã già, nếu sức khỏe vẫn dẻo dai thì sao gọi là già được? Một câu thơ ví von tuổi già như sau:

Tuổi già khổ lắm, phải không ? Chưa đi, chân mỏi !/ Chưa trông , mắt mờ/ Ðêm nằm chưa ngủ đã mơ/ Cơm chưa " đụng đũa " đã no ngang rồi! Câu thơ vui phản ánh khá đúng các vấn đề thường gặp ở tuổi già. Dễ thấy nhất là kém ăn, kém ngủ, nguy cơ mắc bệnh: loãng xương tiểu đường huyết áp tim mạch là tiền đề cho những biến cố nguy hiểm như té ngã, đột qụy. Tuổi cao, khả năng phục hồi cũng giảm sút, thậm chí không phục hồi được sau biến cố, nên tốt nhất phòng ngừa hơn chữa trị.

Biện pháp phòng ngừa đơn giản nhưng hiệu quả

Phương pháp phòng ngừa chính trong hoạt động hằng ngày của chúng ta.

Rèn luyện thân thể: Người già ít vận động khả năng mắc bệnh cao hơn. Nên chọn chế độ vận động hợp lí, vừa sức để giúp cơ thể dẻo dai hơn. Nên tham gia sinh hoạt tại các CLB thể dục dưỡng sinh của địa phương để duy trì được thói quen này.

Giữ tinh thần thoải mái, tươi trẻ: Khoa học chứng minh nếu giữ tinh thần lúc nào cũng bình an, không muộn phiền lo nghĩ cũng là cách giúp người cao tuổi khỏe mạnh, sống lâu.

Bệnh tuổi già phòng hơn chữa - 1

Bệnh tuổi già phòng hơn chữa

Chế độ dinh dưỡng hợp lí: dinh dưỡng chính là “liều thuốc” phòng bệnh hữu hiệu nhất. Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh thì dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:

Để giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tăng cô-lét-xtơ-rôn máu: Cần giảm chất béo no ăn cá nhiều hơn thịt, tăng rau và trái cây, giảm mặn, dùng thực phẩm có chứa plant- xtơ -rôn (Sterol Ester thực vật) một loại chất béo chiết xuất tự nhiên từ thực vật, giúp giảm cô-lét-xtơ- rôn xấu.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường: Ăn uống điều độ, giảm lượng thức ăn ngọt hạn chế tinh bột tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn (ít nhất nên ăn 300g rau xanh mỗi ngày).

Để phòng ngừa ung thư: Dùng các thực phẩm giàu chất chống ô-xi hóa như các loại trái cây (cam, dâu cà chua ), rau củ quả tươi (súp lơ, cà-rốt…) và trà (chè) xanh.

Để giảm nguy cơ loãng xương: Dùng thực phẩm giàu can-xi (hải sản, cá, chuối), vi-ta-min D, tập thểo dục dưới ánh nắng cũng góp phần giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật