Tham khảo một số cách điều trị áp-xe phổi thường gặp

Là hiện tượng nung mủ ở nhu mô phổi, không do lao, để lại một hay nhiều hang tân tạo sau khi mủ thoát ra ngoài qua đường dẫn khí. Có trường hợp mủ không thoát qua đường dẫn khí. Có trường hợp mủ không thoát ra ngoài vì đường dẫn khí bị bít lại, tạo nên trên hình ảnh một đám mờ đều giống như u phổi. Trường hợp này gọi là áp xe phổi thể giãn. Việc điều trị áp-xe phổi phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Điều trị áp-xe phổi bằng kháng sinh

dùng kháng sinh sớm, theo kháng sinh đồ. Khi chưa có kháng sinh đồ cần điều trị kháng sinh dựa theo kinh nghiệm lâm sàng, mô hình vi khuẩn và đặc điểm kháng thuốc của vi khuẩn ở địa phương bệnh nhân cư trú.

Điều trị áp-xe phổi bằng kháng sinh

Điều trị áp-xe phổi bằng kháng sinh

+ Phối hợp từ 2 kháng sinh, theo đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

+ Liều cao ngay từ đầu.

+ Sử dụng thuốc ngay sau khi lấy được bệnh phẩm chẩn đoán vi sinh vật.

+ Thay đổi kháng sinh dựa theo diễn biến lâm sàng và kháng sinh đồ nếu có.

+ Thời gian dùng kháng sinh ít nhất 4 tuần (có thể kéo dài đến 6 tuần tùy theo lâm sàng và X quang phổi).

Dẫn lưu để điều trị áp-xe phổi

+ Dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực: dựa vào phim chụp X quang phổi thẳng nghiêng hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực chọn tư thế bệnh nhân để dẫn lưu tư thế kết hợp với vỗ rung lồng ngực. Dẫn lưu tư thế nhiều lần/ngày, để BN ở tư thế sao cho ổ áp xe được dẫn lưu tốt nhất, lúc đầu trong thời gian ngắn vài phút, sau kéo dài dần thời gian tùy thuộc vào khả năng chịu đựng của bệnh nhân có thể đến 15 – 20 phút/lần. Vỗ rung dẫn lưu tư thế mỗi ngày 2 - 3 lần.

Dẫn lưu giúp đưa mủ ra ngoài, giảm triệu chứng áp-xe phổi

Dẫn lưu giúp đưa mủ ra ngoài, giảm triệu chứng áp-xe phổi

+ Có thể nội soi phế quản ống mềm để hút mủ ở phế quản dẫn lưu ổ áp xe. Soi phế quản ống mềm còn giúp phát hiện các tổn thương gây tắc nghẽn phế quản và gắp bỏ dị vật phế quản nếu có.

+ Chọc dẫn lưu mủ qua thành ngực: áp dụng đối với những ổ áp-xe phổi ở ngoại vi, ổ áp xe không thông với phế quản; ổ áp xe ở sát thành ngực hoặc dính với màng phổi. Sử dụng ống thông cỡ 7- 14F, đặt vào ổ áp xe để hút dẫn lưu mủ qua hệ thống hút liên tục.

Các điều trị khác

+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân.

+ Đảm bảo cân bằng nước điện giải, thăng bằng kiềm toan.

+ Giảm đau hạ sốt

Những trường hợp cần chỉ định cắt phần phổi chứa ổ áp xe

Trong nhiều trường hợp, phải cắt phần phổi bị áp-xe

Trong nhiều trường hợp, phải cắt phần phổi bị áp-xe

+ Ổ áp-xe lớn, có kích thước hơn 10cm.

+ Áp-xe phổi mạn tính điều trị nội khoa không kết quả sau 6 tuần.

ho ra máu tái phát hoặc ho máu nặng đe dọa tính mạng.

+ Áp xe phối hợp với giãn phế quản khu trú nặng.

+ Có biến chứng rò phế quản – khoang màng phổi.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật