Cảnh báo: Mắc chứng ung thư vì đánh răng không đúng cách?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển, lười đánh răng hoặc đánh răng không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu với 1.390 người tình nguyện trong thời gian từ 1985 đến 2009. Tại thời điểm bắt đầu cuộc nghiên cứu, tất cả người tham gia được kiểm tra các yếu tố có thể làm tăng nguy mắc bệnh ung thư bao gồm yếu tố vệ sinh răng miệng.

Kết quả nghiên cứu, sau 24 năm, 58 người tham gia nghiên cứu đã tử vong trong đó, 35 người chết vì bệnh ung thư Các nhà khoa học phát hiện những người tử vong có cao răng nhiều hơn so với những người vẫn còn sống tuổi thọ trung bình của những người tử vong là 61 tuổi (phụ nữ) và 60 tuổi (đàn ông), thấp hơn nhiều so với tuổi thọ trung bình của dân số Thụy Điển là 74 tuổi (phụ nữ) và 69 tuổi (đàn ông). Điều này có nghĩa những trường hợp này được coi là tử vong sớm.

Theo giải thích của các nhà khoa học, lượng vi khuẩn trong miệng nhiều ở những người có chỉ số cao răng cao có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra chất sinh ung thư Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, họ cần nghiên cứu sâu hơn để chứng minh cao răng là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư

Hầu hết ai cũng cho rằng đánh răng là bảo vệ cho răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, chính những thói quen đánh răng không đúng cách của bạn lại làm hại răng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Đánh răng không đủ thời gian

Hầu hết mọi người không đánh răng đủ lâu theo quy định, thời lượng đánh răng cho mỗi lần phải được kéo dài khoảng 2-3 phút, trong khi bình thường chúng ta chỉ đánh răng trong khoảng 1 phút

Đánh răng nhiều lần

Đánh răng quá nhiều lần trong ngày ngày có thể khiến men răng bị mòn, răng dễ bị kích thích và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nướu. Đánh răng mạnh mẽ cũng có thể xói mòn men răng Tốt nhất là đánh 2-3 lần/ngày.

Đánh răng không đúng kỹ thuật

Việc đánh răng không đúng cách của bạn có thể dẫn đến trầy xước trong miệng. Vì thế áp dụng một phương pháp đánh răng đúng cách không bao giờ là quá muộn cho bạn.

Thao tác chải đúng là đặt bàn chải nghiêng 45 độ ngay dưới nướu răng Chải nhẹ theo chiều thẳng đứng hoặc theo hình tròn trên răng và nướu. Lặp lại động tác này đối với tất cả các răng. Chải mặt ngoài, mặt trong của răng theo chiều thẳng đứng. Đối với mặt nhai của răng, chải nhẹ theo chiều ngang.

Không súc miệng sau khi đánh răng

Súc miệng sau mỗi lần đánh răng giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi miệng. Các nhà khoa học Thụy Điển tìm thấy mối liên hệ giữa nhiều mảng bám răng, vi khuẩn hoặc vi trùng với việc tử vong vì ung thư sớm hơn 13 năm so với dự kiến.

Không rửa kỹ bàn chải sau khi đánh răng

Vi khuẩn có thể phát triển trên bàn chải đánh răng sau khi bạn đánh răng nếu bạn không rửa bàn chải kỹ càng sau khi đánh răng. Vì thế bạn nên rửa bàn chải kỹ lưỡng, giúp loại bỏ kem đánh răng còn sót lại. Bởi nếu không, sau khi đánh răng, bạn thực sự có thể đưa vi khuẩn cũ trở lại trong miệng của bạn.

Không để bàn chải nơi thoáng mát

Nếu bạn có một bàn chải đánh răng thường xuyên bị ẩm ướt thì nó sẽ là môi trường nuôi dưỡng các vi khuẩn có thể gây hại cho răng miệng khi bạn sử dụng chúng để đánh răng. Hãy rửa sạch bàn chải sai khi đánh răng và nhớ để bàn chải nơi thoáng mát sạch sẽ nhất.

Bàn chải đánh răng quá cứng

Bàn chải đánh răng quá cứng khiến men răng dễ bị rạn nứt. Ngoài ra, đánh răng quá mạng có thể làm tổn thương nướu răng và mòn răng.

Không thay bàn chải thường xuyên

Các bác sĩ nha khoa đều khuyến cáo nên thay bàn chải đánh răng mỗi 3-4 tháng/ lần hoặc thậm chí thay sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn hoặc cùn.

Thay vì áp dụng một thời gian cứng nhắc trong việc thay bàn chải đánh răng thường xuyên, bạn nên kiểm tra lông của bàn chải là tốt nhất. Một khi các sợi lông mất tính linh hoạt bình thường của nó và bắt đầu loe ra thì bạn nên thay đổi bàn chải đánh răng. Ngoài ra, khi màu sắc lông bàn chải đánh răng thay đổi cũng là dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết cần thay bàn chải đánh răng khác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật