Rước cả ổ vi khuẩn vào người vì thói quen dùng bàn chải đánh răng sai lầm

Người xưa có câu "bệnh từ mồm vào, họa từ miệng ra” không chỉ vì việc ăn uống thiếu khoa học, mà còn bởi các bệnh răng miệng do dùng bàn chải đánh răng sai cách.

Chúng ta thường cho rằng các vấn đề răng miệng là do vệ sinh răng chưa đúng cách hoặc chế độ ăn uống có vấn đề. Tuy nhiên, nguyên nhân thật sự có thể đến từ chính việc bảo quản bàn chải đánh răng của bạn.

Hãy cùng nhớ 7 lưu ý quan trọng về cách giữ bàn chải đánh răng để giúp bản thân và gia đình bạn tránh khỏi bệnh tật không đáng có.



1. Giữ bàn chải luôn luôn được khô ráo

Môi trường ẩm ướt là nơi vi khuẩn ưa trú ngụ và phát triển. Để giữ cho bàn chải đánh răng được khô ráo, mỗi khi đánh răng xong, bạn không nên đặt bàn chải ở những vị trí nằm ngang. Thay vào đó, bạn dựng đứng chúng để nước có thể róc khô, tránh ẩm ướt ở lông bàn chải.
   
2. Để bàn chải đánh răng cách xa bồn cầu

Nếu nhà tắm kết hợp luôn với bệ toilet, bạn nên thiết kế nơi để bàn chải đánh răng riêng, không để trong phòng tắm. Mỗi lần xả nước ở bồn cầu là một lần chính tay bạn phát tán hàng triệu vi khuẩn kinh khủng ra khắp gian phòng tắm, và chúng hoàn toàn có thể đến neo đậu ở trên bàn chải đánh răng của bạn.
   
Khoảng cách thích hợp nhất giữa bệ vệ sinh và nơi đặt bàn chải là 2m.

Các chuyên gia đã tìm thấy khoảng 100 triệu vi khuẩn bao gồm cả khuẩn e.coli, gây bệnh tiêu chảy cũng như tụ cầu (tụ cầu khuẩn) cùng với các loại vi khuẩn gây ra bệnh nhiễm trùng da trong bàn chải đánh răng được đặt ở nơi gần bồn cầu.

Nếu không cẩn thận bạn sẽ biến bàn chải đánh răng thành ổ vi khuẩn gây bệnh cho bản thân mình và gia đình đó.

3. Thay mới bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng/lần

Nếu bạn sử dụng bàn chải quá cũ, lông bàn chải thường đã bị sờn nên không thể làm sạch hiệu quả mảng bám trên bề mặt răng. Mảng bám tích tụ chính là nguyên nhân gây ra sâu răngcác bệnh viêm nhiễm răng miệng khác.
   
Một chiếc bàn chải đánh răng quá cũ cũng thường dễ làm tổn thương nướu trong quá trình đánh răng.

Bạn cũng nên thay mới bàn chải sau đợt cảm lạnh cúm nhiễm trùng để tránh nguy cơ tái nhiễm.

4. Tuyệt đối không được dùng chung bàn chải với bất kỳ ai
   
Việc sử dụng chung bàn chải đánh răng với người khác sẽ tạo điều kiện cho nước bọt và vi khuẩn truyền nhiễm, thậm chí có thể khiến bạn bị sâu răng đặc biệt là với người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh truyền nhiễm.

5. Vệ sinh bàn chải định kỳ, ít nhất là 1 tuần/1 lần

- Một trong những phương pháp tốt nhất để duy trì một chiếc bàn chải đánh răng không bị nhiễm khuẩn là ngâm bàn chải trong 1 cốc nước được pha với 1 thìa oxy già trong 30 giây.
 
- Nước súc miệng có chứa cồn cũng có thể sử dụng thay oxy già. Sau đó, bạn rửa bàn chải bằng nước nóng.



- Nước vừa đun sôi cũng được sử dụng để vệ sinh bàn chải. Rất đơn giản, ngâm bàn chải trong 1 cốc nước nóng. Để hiệu quả, bạn phải ngâm từ 3-5 phút.

- Một cách nữa là ngâm bàn chải trong nước giấm pha loãng. Giấm sẽ giết chết gần như hết vi khuẩn và mầm bệnh gây bệnh.

Lưu ý: Các chuyên gia khuyên rằng người tiêu dùng không nên vệ sinh bàn chải đánh răng bằng lò vi sóng. Hầu hết bàn chải đánh răng đều được làm bằng nhựa, silicon và nylon. Lò vi sóng sẽ làm nhựa biến tính và tan chảy.

Việc khử trùng bàn chải đánh răng nhựa bằng lò vi sóng có thể khiến con người nhiễm chất bisphenol- A (BPA), một hóa chất độc hại trong nhiều loại nhựa. Nó ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể gây ra bệnh vô sinh và các bệnh ung thư khác nhau.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật