Khám phá tác dụng tuyệt vời của lá sung mà ít ai biết đến

Sung được xem là loại cây gần gũi, xưa nhất, được con người thuần hóa với gần 29 giống khác nhau.

49093

Sung có tên khoa học là Ficus glomerata, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), được con người trồng từ hàng ngàn năm nay tại các vùng Địa Trung Hải, đảo Antilles, Ấn Độ Dương... Hoa và quả sung thuộc một dạng rất đặc biệt: sung là một quả giả. Trước khi thành quả, sung là một túi chứa vô số các hoa nhỏ lưỡng tính mà chúng có thể thụ tinh không cần sự can thiệp bên ngoài.

Sung được xem là loại cây gần gũi, xưa nhất, được con người thuần hóa với gần 29 giống khác nhau. Sung có thể được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, vào các món ngọt như mứt, bánh... được khuyên dùng cho các vận động viên và những người cần nỗ lực vì có thể cung cấp nhiều calori (74 Kcal/100 gr), nhiều khoáng chất đặc biệt là calcium potassium magnésium, phosphor; vi lượng như sắt chất xơvitamin nhóm B, C, A, rétinol, E và K.

Do có nhiều dưỡng chất như vậy nên sung chín có thể có tính năng trị liệu đối với vài chứng bệnh thường gặp như rối loạn chuyển hóa táo bónphụ nữ mang thai Sung giã nhỏ có thể dùng để đắp lên các vùng lở loét trên tay chân. Theo một số tài liệu, sung được y học cổ truyền Trung Hoa sử dụng để loại bỏ độc tố cơ thể và mụn nhọt; làm thuốc sắc để chữa cảm cúm và thông đường hấp. Mủ của sung được sử dụng để làm lên men sữa trong phô mai hoặc để làm mềm thịt khi nấu nướng.

Thông thường, chúng ta mua sung thành từng chùm nên cũng dễ dàng, chọn quả có cuống chắc, tròn căng. Khi sử dụng nên gọt bỏ phần vỏ dày gần cuống, vì thường dính mủ có chứa nhiều enzymes lipase, protease có thể gây dị ứng cho môi hay miệng khi ăn phải.

Sung là loại cây thường được trồng ven ao hồ để lấy bóng mát, lá dùng gói nem. Làm thuốc nên chọn những lá có nốt sần. Ta hay gọi là lá sung vá hay lá sung tật. Nhựa cây sung dùng làm thuốc rất tốt.

Theo Đông y quả sung có tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm ruột kiết lị, bí đại tiện, trĩ đau họng mụn nhọt mẩn ngứa… Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu thũng có thể dùng để chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da.

Bài thuốc đơn giản từ lá sung

Lá sung chữa bệnh giời leo: Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay. Một kết qủa nghiên cứu lâm sàng cho thấy: điều trị 21 ca, trong 1-2 ngày đều khỏi cả.

- Chữa phong thấp, sốt rét, sản phụ thiếu sữa: Hằng ngày nấu nước lá sung hoặc vỏ cây sung uống thay nước chè.

- Chữa mụn lở hoặc vú sưng đau: Lá sung giã nát, trộn với nhựa sung đắp lên đau đến đâu đắp đến đó.

- Chữa mụn nhọt sưng đỏ: Lấy nhựa sung phết lên giấy mỏng, dán kín lên chỗ đau (nếu mụn chưa vỡ mủ thì nhớ khoét chừa một lỗ bằng đầu đũa ở chính giữa miếng giấy).

- Sơ cứu nhức đầu: Trong khi chờ thuốc dùng nhựa sung phết lên giấy mỏng đắp lên hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn mỗi lần 1 nắm lá sung non trước khi đi ngủ.

- Giảm cơn hen: Hứng lấy 5 giọt nhựa sung, hòa với 1 thìa mật ong cho uống.

- Chữa trĩ ngoại: Lấy nửa cân lá sung thái nhỏ đổ ngập nước sắc kỹ rồi để ra chậu cho bệnh nhân ngồi lên để xông, sau đó lại vớt lá đắp lên chỗ đau, hễ nguội lại thay, mỗi ngày 2-3 lần như thế, liền trong 2-3 ngày. Ở nơi không có lá sung tươi có thể dùng lá sung khô.

- Chữa mụn nổi đỏ trên mặt: Hằng ngày nấu nước lá sung tật rửa nhẹ rồi để cho tự khô, không lau mặt.

- Trẻ nhỏ ghẻ lở: Lá sung non giã nát xát lên nhiều lần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật