Phát ban khắp cơ thể sau khi ăn nấm hương - Các bạn biết nguyên nhân do đâu có tình trạng này sảy ra?

Người đàn ông 50 tuổi người Đức phải nhập viện vì bị phát ban rất hiếm gặp chỉ vài ngày sau khi ăn nấm hương tại một lễ hội ẩm thực châu Á.

Theo Daily Maill, cơ thể thể người đàn ông này xuất hiện những vết ban dài hình roi. Một số loại thuốc hóa trị liệu cũng có thể gây ra những phản ứng tương tự, nhưng các bác sĩ đã xác định người ông này bị viêm da do ăn nấm hương tươi.

Nấm hương hay còn gọi là nấm Đông Cô, tên tiếng Nhật là Shiitake, đây là loại nấm được sử dụng làm thực phẩm phổ biến thứ hai trên thế giới.



Theo nhiều nghiên cứu, đây là loại nấm có hàm lượng dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe như hạ huyết áp giảm cholesterol Thậm chí, theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học Postepy Dermatologii I Alergologii của Ba Lan, xuất bản năm 2014, loại nấm này còn có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư

Nấm hương có nhiều lợi ích cho sức khỏe Nếu ta ăn nấm tươi mà chưa được chế biến kỹ thì rất có thể sẽ gây ra phản ứng.

viêm da do nấm hương lần đầu tiên được xác định bởi một nhà khoa học người Nhật Bản vào năm 1977, khi nhìn thấy một vài bệnh nhân xuất hiện phản ứng sau khi ăn loại thực phẩm này.

Các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng này là trong nấm hương có chất lentinan. Chất này được cho là khến các mạch máu trong cơ thể giãn nở và rò rỉ một lượng nhỏ các hợp chất gây kích ứng ngay bên dưới da.

Lentinan sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Đó là lý do tại sao chỉ khi ăn nấm tươi hoặc chưa nấu chín mới gây ra hiện tượng phản ứng.

Lentinan gây ra hiện tượng phát ban hình thành những vệt dài giống như roi trên cơ thể. Những vết này thường gây ngứa ngáy và xuất hiện trong vòng ba ngày sau khi ăn nấm và kéo dài từ 10-21 ngày.

Người bị phản ứng có thể cảm thấy mệt mỏi sốt, hoặc không có triệu chứng. Các bác sĩ có thể sử dụng Steroid để rút ngắn thời gian phát ban và thuốc kháng histamine giảm ngứa.

Tuy nhiên, không phải ai ăn nấm hương đều bị phản ứng. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí về da liễu của Australia năm 2003, khoảng 2% số người dị ứng với lentinan mới xuất hiện phát ban trên da.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật