Cỏ mực - Thảo dược “thường dân” nhưng lại là “khắc tinh” của râu tóc bạc sớm

Như đã thành một quan niệm thâm căn cố đế, khi nghĩ đến chữa chứng râu tóc bạc sớm, người ta chỉ liên tưởng đến là hà thủ ô. Thế nhưng, đối với những người có hiểu biết chuyên sâu về y học cổ truyền thì cỏ Mực, loại thảo dược phổ biến trong tự nhiên này là “khắc tinh” của tóc bạc sớm chẳng hề thua kém Hà thủ ô.

1. Tác dụng dược lý của cỏ Mực

Cỏ Mực tên khoa học là Eclipta prostrata, gọi là thảo dược “thường dân” vì ở nước ta, cỏ Mực (nhọ nồi) phân bố rộng rãi ở khắp các tỉnh vùng đồng bằng, trung du, miền núi, đến độ cao 1500m (ở các tỉnh phía nam nước ta), thế nên rất dễ bắt gặp trong tự nhiên. Thành phần hóa học: có ít tinh dầu, tannin, chất đắng, caroten và chất ancaloit...

Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” (Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật) thì cỏ mực có tác dụng cầm máu giống cơ chế tác dụng của vitamin K. Dùng lâu ngày có tác dụng chống choáng phản vệ, kháng histamine, giảm viêm Chống viêm nhiễm khi cảm sốt, cúm nhiễm khuẩn đường hô hấp mụn nhọt viêm cơ Đề phòng nhiễm khuẩn sau khi mổ, chóng làm lành các vết cắt vết mổ sau phẫu thuật....

Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng. Điền nam bản thảo cho rằng, cỏ mực làm chắc răng đen tóc, chữa khỏi 9 loại trĩ.

2. Vì sao cỏ Mực lại là “khắc tinh” của tóc bạc sớm?

Để biết vì sao cỏ mực lại có thể “chặn đứng” tóc bạc sớm thì trước hết cần phải biết nguyên nhân của của hiện tượng này. Theo y học cổ truyền, tóc bạc sớm là biểu hiện ra ngoài của khí huyết không đủ, gan và thận hoạt động kém hiệu quả, mà tóc chính là phần dư của khí huyết nên bị bạc.

Cũng theo y học cổ truyền Trung Quốc nhọ nồi được dùng làm thuốc bổ toàn thân. vì tính lương huyết (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa gan thận âm kém,…..

Ở Ấn độ, nhọ nồi được dùng làm thuốc bổ và chữa ứ tắc trong các bệnh phì đại gan và lách, và chữa một số bệnh về da. Từ lâu, các bác sĩ y học cổ truyền người Ấn Độ đã công nhận những lợi ích của cỏ mực đối với gan và chỉ ra khả năng chữa các bệnh về gan như vàng da viêm gan và góp phần giúp gan tiêu trừ độc tố của loại cỏ này.

Các nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu trong ống nghiệm và thử nghiệm trên động vật, đều khẳng định rằng cỏ mực có chức năng bảo vệ gan hữu hiệu. Nghiên cứu thử nghiệm trên chuột đã chứng minh cho điều này. Các nhà nghiên cứu đã tiêm chất độc cho gan (CCL4) vào chuột, sau đó cho một số con ăn chiết xuất lá cỏ mực và kết quả cho thấy khả năng tử vong giảm đi đáng kể từ 77% xuống còn 22%.

Qua đó, ta có thể thấy được cỏ mực có khả năng bổ máu, bổ gan, thận, bảo vệ được gan thận trước những độc tố xâm nhập từ bên ngoài, từ đó làm khí huyết vượng. Vậy nên, cỏ mực phối hợp cùng các thảo dược khác, đặc biệt là hà thủ ô chính là chìa khoá để ngăn ngừa tóc bạc sớm từ căn nguyên bên trong cơ thể.

Tuy nhiên, hiện nay việc sử dụng cỏ Mực để chữa tóc bạc sớm chưa phổ biến, vì việc chiết tách các thành phần chữa bệnh trong loại thảo dược này tương đối khó khăn, cần dược sĩ có chuyên môn cao và dây chuyền máy móc hiện đại, ngoài ra việc phối chế với các thảo dược quý khác cũng mất nhiều thời gian để cho ra được thành phẩm đến tay người tiêu dùng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật