Trữ ma căn - Thành phần hóa học và tác dụng của vị thuốc trữ ma căn

Trữ ma căn

Trữ ma căn là rễ cây lá bánh gai. Làm thuốc nên đào lấy thân rễ to bằng ngón tay thái lát phơi khô để dùng dần, tốt nhất là dùng rễ tươi. Ngày dùng: 10 - 30g khô. Nếu tươi liều gấp 2-3 lần.

Trử ma căn thường mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở các tỉnh để hái lá làm bánh gai, đào lấy rễ làm thuốc

Tinh vị: Vị ngọt tính hàn

Thanh nhiệt giải độc, tán ứ, thông lâm, an thai. Chủ trị: Các trường hợp đơn độc, sang lở tiểu buốt tiểu dắt phụ nữ có thai đau bụng ra huyết, xích bạch đới

Thành phần hóa học

Chủ yếu có chứa chất Acid chlorogenic, acid cafeic, acid quinic, rhoifolin…

Trữ ma căn - thần dược cho phụ nữ trị rong kinh

Trữ ma căn - thần dược cho phụ nữ trị rong kinh

Tác dụng trị bệnh từ trữ mã căn

Một số bài thuốc trị bệnh từ trữ ma căn theo kinh nghiệm dân gian:

Chữa rong kinh động thai doạ sẩy thai: Rễ Gai tươi 30g-60g. Sắc uống ngày 1 thang trong vài ba ngày.

Chữa phụ nữ có thai phù thũng đái đục, tê thấp đau mỏi tiêu chảy kém ăn: Trữ ma căn, Tỳ giải, đều 25g. Sắc uống. 

Chữa ho ra máu tiểu ra máu phù thũng khi có mang. Trữ ma căn, Bạch mao căn, mỗi vị 30g. Sắc uống

Trị tiểu ra máu, bụng dưới và âm hành đau: Trữ ma căn đập dập hoà nước vắt lấy 400ml nước rồi đem đun nóng còn 200ml, uống lúc chiều tối trong ngày.

Trị tiểu tiện không thông: Trữ ma căn 40g, Ngõa lăng tử (Bột vỏ sò) 40g, cùng tán nhỏ rây thành bột. Uống vào lúc đói.

Trị nôn ra máu: Trữ ma căn, Nhân sâm, Bạch chỉ, Cáp phấn, lượng bằng nhau 12g. Tán bột, mỗi lần uống 10g với nước cơm vào sáng và tối..

Trị ho hen, đàm ngưng khó thở: Trữ ma căn 40g, Trần bì 8g, Đường cát vừa đủ, nấu uống nước

Trị đi tiểu không thông: Trử ma căn 40g dùng tươi lièu gấp đôi hoặc hơn, sắc uống ngày vài lần. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật