Lợi ích từ cây sen có thể giúp chữa mất ngủ, trấn tâm an thần...

Cây sen còn có tên là Liên quỳ. Sen là một loại cây mọc ở dưới nước, thân rễ hình trụ. Lá diệp mọc lên khỏi mặt nước, cuống lá dài có gai nhỏ, phiến lá hình phiến to, đường kính khoảng 60 - 70 cm, lá có gân tỏa tròn; Hoa màu trắng hay đỏ hồng tùy theo từng chủng (giống), chúng đều lưỡng tính, cánh hoa dài 3 - 5 màu lục tràng, nhiều cánh, màu hồng hay trắng một phần cánh ngoài còn có màu lục như lá đài, nhị, nhị hoa có nhiều bao phấn 2 ống nứt dọc theo 1 kẽ dọc. Trong đài hoa sen có nhụy hoa thườ

Cây Sen được trồng nhiều nơi trong nước ta để lấy hoa, dùng để ăn uống trang sức và dùng làm thuốc

Các vị thuốc gồm có:

1. Hà diệp (Liên diệp, Lá sen): Cách bào chế: Lấy lá sen tươi phơi âm can đến khô hoặc dùng tươi.

Tính vị: Vị đắng chát, tính bình. Quy kinh: Vào kinh các kinh: Tâm, Tỳ, Vị. Công dụng: Thanh thử thấp, chỉ huyết. Chủ trị: Chữa sốt mùa hè say nắng chữa ỉa chảy. Liều dùng:  Từ 12 - 20g/ngày, dưới dạng nước ép hoặc thuốc sắc hoặc dạng thuốc bột.

2. Liên tu (Nhụy sen, tua sen): Bộ phận dùng: Nhụy của hoa sen phơi khô. Tính vị: Ngọt sáp, tính bình. Quy kinh: Vào 2 kinh Tâm và Thận. Công dụng: Thanh tâm bổ thận sáp tinh. Chủ trị: Chữa băng lậu hay quên cầm máu Liều dùng: 5 - 10g/ngày.

3. Liên ngẫu (Ngẫu tiết) Cách bào chế: Lấy ngó sen tươi giã tinh bỏ bã lấy nước cốt. Tính vị: Vị ngọt, tính mát. Quy kinh: Vào kinh Tâm, Can, Tỳ. Công dụng: Lương huyết chỉ huyết, thanh tả vị hỏa, tiêu thực, bổ tâm, thanh nhiệt. Chủ trị: Chữa chảy máu cam đái ra máu, ỉa ra máu, chữa sản hậu bị tổn thương sau đẻ. Liều dùng: 12 - 20g/ngày dưới dạng thuốc sắc hay dùng sống, có thể phơi khô sao thơm hoặc sao tồn tính.

4. Liên phòng (Gương sen) Cách bào chế: Gương sen già đã lấy hạt phơi khô. Tính vị: Vị đắng, tính chát ôn. Quy kinh: Vào 2 kinh Can, Tâm bào. Công dụng: Tiêu ứ, chỉ huyết. Chủ trị: Chữa băng lậu ra máu đi tiểu ra máu đẻ xong nhau thai ra chậm. Liều dùng: 8 - 12g/ngày.

5. Liên nhục (Hạt sen); Cách bào chế: Hạt sen đã bỏ vỏ cứng. Tính vị: Ngọt sáp, tính bình. Quy kinh: Vào 3 kinh Tâm, Tỳ, Thận. Công dụng: Bổ tâm an thần, ích tỳ sáp trường, cố tinh, sinh dưỡng cơ nhục. Chủ trị: Các chứng tâm tỳ hư mất ngủ tâm phiền, ỉa chảy kéo dài, người gày yếu, cơ bắp teo nhẽo trẻ em bụng ỏng đít beo… Liều dùng: 12 - 20g/ngày.

6. Thạch liên nhục; Cách bào chế: Hạt quả sen phơi khô còn cả vỏ cứng liên nhụctâm sen Tính vị: Tính hơi hàn, vị khổ. Quy kinh: Vào 2 kinh Can, Tỳ. Công dụng: Thanh nhiệt ở tâm vị, sáp tinh, sáp trường chỉ lỵ, thanh tâm hỏa. Chủ trị: Chữa di tinh chữa lỵ mãn tính, chứng tâm hỏa gây mất ngủ hoặc tâm hỏa dồn xuống bàng quang gây đái buốt, đái đục. Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

7. Liên tâm (Tâm sen); Cách bào chế: Là mầm trong hạt sen phơi hay sấy khô. Tính vị: Vị đắng, tính hàn. Quy kinh: Vào 2 kinh: Tâm và Thận. Công dụng: Thanh tâm, an thần trừ phiền. Chủ trị: Chữa mất ngủ trấn tâm an thần, giải phiền lao, chữa nói nhảm, di mộng tinh tăng khí lực.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật