Nguy cơ từ thuốc trị tiểu đường typ 2 có thể làm tăng acid máu

Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo, các loại thuốc trị tiểu đường typ 2 canagliflozin, dapagliflozin và empagliflozin có thể dẫn đến nhiễm ceton acid...

Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo, các loại thuốc trị tiểu đường typ 2 canagliflozin, dapagliflozin và empagliflozin có thể dẫn đến nhiễm ceton acid, tạo ra lượng acid cao trong máu. Đây là nhóm thuốc được gọi là cotransporter-2 (SGLT2) ức chế natri-glucose.

Đối với bệnh nhân nếu gặp dấu hiệu như khó thở buồn nôn nôn đau bụng mệt mỏi bất thường hay buồn ngủ cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên đánh giá sự nhiễm toan, nhiễm ceton acid ở những bệnh nhân có các triệu chứng trên; phải ngưng thuốc ức chế SGLT2, có biện pháp điều trị và theo dõi nồng độ đường trong máu.

Các chất ức chế SGLT2 là thuốc kê đơn được FDA phê chuẩn để sử dụng phối hợp chế độ ăn uốngtập thể dục để kiểm soát đường huyết ở người lớn mắc bệnh tiểu đường typ 2. Khi không được điều trị, bệnh tiểu đường typ 2 có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thần kinh tim làm tổn thương thận, mắt... SGLT2 ức chế lượng đường trong máu bằng cách loại bỏ đường ra khỏi cơ thể qua nước tiểu Những loại thuốc này có sẵn dưới dạng đơn chất và đôi khi được dùng kết hợp với thuốc trị tiểu đường khác như metformin. Sự an toàn và hiệu quả của các thuốc ức chế SGLT2 chưa được nghiên cứu ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường typ 1, vì thế không dùng các thuốc này cho bệnh nhân bị tiểu đường typ 1.

Được biết, ngoài làm nhiễm toan tăng acid máu, tác dụng phụ khác có thể xảy ra của các chất ức chế SGLT2 bao gồm: mất nước tổn thương thận hạ đường huyết (khi thuốc này kết hợp với các loại thuốc khác theo đơn để điều trị bệnh tiểu đường), tăng cholesterol trong máu và nhiễm trùng nấm men. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật