10 cách để giảm stress, căng thẳng khi làm mẹ đơn thân

Sẽ rất khó khăn khi chăm sóc và giáo dục trẻ với vai trò, trách nhiệm của cả người cha và mẹ.

Cho dù vì lý do gì mà bạn trở thành bà mẹ đơn thân thì điều đó cũng thực sự không dễ dàng chút nào. Sẽ rất khó khăn khi chăm sóc và giáo dục trẻ với vai trò, trách nhiệm của cả người cha và mẹ.  Đôi lúc bạn thực sự mệt mỏi chán nản và nghĩ sẽ rất khó khăn để vượt qua… Dưới đây là 10 cách giúp bạn giảm stress khi nuôi con một mình.

1. Lập kế hoạch tài chính rõ ràng: Để chăm sóc trẻ tốt, bạn cần phải lập kế hoạch ngân sách chi tiêu rõ ràng. Bạn luôn luôn cần duy trì sổ tiết kiệm và sổ bảo hiểm cho cả hai mẹ con. Thiếu tiền, bạn có thể ăn mì tôm lót dạ nhưng trẻ sẽ không khỏi ốm nếu không được chữa trị kịp thời. Tiết kiệm cũng đảm bảo bạn sẽ không làm trẻ buồn khi không được tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè, thầy cô…Vì vậy, đừng bao giờ xem nhẹ việc cân đối chi tiêu tài chính.

Kate Homes là bà mẹ đơn thân sau khi ly hôn Tom Cruise

Kate Homes là bà mẹ đơn thân sau khi ly hôn Tom Cruise

2. Tạo lập các mối quan hệ: làm mẹ đơn thân, bạn cần phải giúp đỡ nhiều. Dù có khéo léo xoay sở đến đâu, bạn cũng cần 1 ai đó trông trẻ giúp bạn khi ra ngoài, hay đơn giản chỉ là một người nào đó để bạn chia sẻ những mệt mỏi căng thẳng của cuộc sống hàng ngày. Đừng cố gắng giải quyết mọi vấn đề một mình, hãy hỏi và nhận sự giúp đỡ của bạn bè, người thân gia đình Hãy tham gia một nhóm dành cho mẹ đơn thân hoặc đừng ngần ngại yêu cầu sự giúp đỡ từ bố của đứa trẻ kia của trẻ (nếu có thể).

3. Tạo kỷ luật hợp lý: Trẻ phát triển tốt một phần là do có những kỷ luật bạn dành cho trẻ.  Đối xử dịu dàng với trẻ là điều cần thiết, tuy nhiên nhiều trường hợp chúng ta nên đặt ra những giới hạn và kỉ luật rõ ràng, cụ thể cho con. Hãy làm con hiểu rằng khi mẹ đã nói ‘không’ thì đừng làm. Ngay cả bản thân mình cũng phải tuân thủ những quy tắc nhất định để làm gương cho con. Nhưng chú ý đừng quá cứng nhắc. Nên nhớ rằng, lạt mềm thì buộc chặt.

4. Tạo thói quen sinh hoạt hàng ngày cho mẹ và con: Cố gắng sắp xếp các bữa ăn, giờ đi ngủ, giờ học, giờ chơi… thật nghiêm túc và trật tự để trẻ biết chính xác những gì cần làm. Một thói quen hợp lý sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và không thấy bị lạc lõng, cô đơn khi thiếu sự quan tâm chăm sóc của người bố. Đồng thời, nó cũng giúp bạn bớt lo lắng khi ngày nào cũng phải nhắc nhở trẻ đến giờ ăn cơm, đến giờ học, đến giờ xem tivi… bởi trẻ đã quen, sẽ tự giác hoàn thành những việc đó như một việc tất nhiên.

5. Nói với con về bố đẻ của chúng: Nếu có thể, bạn đừng cố gắng che giấu trẻ về bố của trẻ. Như vậy bạn sẽ không còn lo lắng khi đến trường trẻ sẽ bị chế giễu vì không có bố, bị xa lánh không được chơi cùng bạn bè. Biết được mình cũng có một người bố như bao bạn bè khác là vô cùng quan trọng. Trẻ sẽ hiểu rằng mình được sinh ra trong tình yêu thương của cả bố và mẹ. Hãy kể cho trẻ nghe, xem hình bố, kể về những kỷ niệm bạn đã có và chỉ cho con thấy những điểm giống nhau giữa 2 bố con. Nếu có thể hãy để bố của con bạn trở thành một người thân thiết, đáng tự hào.

Kate Homes và con gái Suri

Kate Homes và con gái Suri

6. Hãy tham gia hội của những người nuôi con đơn thân: Kết bạn với những bà mẹ đơn thân có thể là cứu cánh cho bạn. Những lời khuyên, lời chia sẻ của những người đồng cảnh ngộ sẽ dễ thuyết phục hơn. Không những giúp bạn giải tỏa tâm lý, bạn còn có thể tìm kiếm những người bạn tốt có thể giúp đỡ mình những lúc cần thiết và biết đâu bạn sẽ tìm thấy một nửa đích thực của mình – người có thể yêu thương bạn và cả con của bạn nữa.

7. Đừng giấu mình là mẹ đơn thân: Việc làm mẹ đơn thân không còn xa lạ và nhiều thị phi trong xã hội hiện đại này. Vì vậy, tại sao bạn phải che giấu mà không nói cho cả thế giới biết rằng việc nuôi con một mình cũng thật đơn giản. Nếu che giấu, bạn lúc nào cũng sống trong cảm giác mệt mỏi khi suốt ngày phải lo làm sao giữ được bí mật này, làm sao để không ai biết, làm sao để mọi người không dị nghị… Quyết định làm mẹ đơn thân chứng tỏ bạn rất dũng cảm vì vậy rất xứng đáng được tôn trọng và nhận được nhiều sự cảm thông, chia sẻ từ người thân và những người xung quanh.

8. Hãy dành thời gian ở cạnh trẻ: Dù bận bất cứ việc gì thì bạn cũng nên dành thời gian mỗi ngày ở bên trẻ, không để việc gì chen ngang, chỉ để để chơi, đọc sách, đi dạo hay đơn giản chỉ là cùng nghe nhạc. Quan trọng nhất, phải thể hiện được tình yêu thương mà bạn dành cho trẻ là vô bờ bến.  Cuối tuần là của bạn và con, hãy cùng cố gắng đừng nghĩ đến công việc. Như vậy bạn vừa có thời gian bên trẻ, vừa có thời gian nghỉ ngơi để lấy tinh thần cho một tuần mới làm việc hiệu quả hơn.

9. Hãy dành thời gian cho mình: Sau thời gian chăm sóc cho trẻ, bạn hoàn toàn xứng đáng thưởng cho mình chút thư giãn ở những spa chất lượng Dưỡng lại bộ tóc xơ rối, mát-xa khuôn mặt, ngâm mình trong bồn tắm với những tinh dầu tốt cho da, giúp làn da bạn trở nên khỏe mạnh, trắng sáng, hay sơn lại móng tay móng chân với những màu sắc thời thượng... Bạn hoàn toàn xứng đáng có những điều ấy. Nó không những giúp bạn thoải mái cơ thể, quên đi hết mệt mỏi mà còn khiến bạn thêm trân trọng bản thân, tự tin và có thêm sức mạnh sẵn sàng cho tuần mới.

Kate Homes và con gái Suri

Kate Homes và con gái Suri

10. Suy nghĩ tích cực: Đôi lúc bạn cảm thấy thực sự căng thẳng mệt mỏi trong việc một mình chăm sóc trẻ kèm vào đó có thể bạn vừa trải quan nỗi về ly di, ly thân… Tuy nhiên, dù bất cứ chuyện gì xảy ra, hãy duy trì một thái độ tích cực để không ảnh hưởng đến và cuộc sống của bạn. Cách tốt nhất để đối phó với sự căng thẳng là tập thể dục thường xuyên, duy trì một chế độ ăn uống thích hợp, nghỉ ngơi đầy đủ, và tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống.

Với những lời khuyên trên, hy vọng những bạn sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc khi chăm sóc con một mình.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật