Bác sĩ mắt chia sẻ 4 điều bạn tuyệt đối không bao giờ được làm với kính áp tròng

Giống như thuế phải nộp đúng thời hạn, kính áp tròng của bạn cũng cần chăm sóc đúng cách, có như vậy mới bảo vệ đôi mắt của bạn. Dưới đây là 4 điều bác sĩ mắt thực sự mong bạn sẽ không làm khi đeo kính áp tròng.

Với những người không thể sống xa rời chiếc kính thì việc đôi khi phải dùng đến kính áp tròng là việc khó tránh. 'Kính áp tròng được dùng trực tiếp vào mắt nên nếu sử dụng chúng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của đôi mắt bạn', bác sĩ chuyên khoa mắt Jennifer Fogt, giáo sư tại Đại học Optometry, bang Ohio, Mỹ, nói với SELF.

Kính áp tròng được dùng trực tiếp vào mắt nên nếu sử dụng chúng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của đôi mắt bạn.

Kính áp tròng được dùng trực tiếp vào mắt nên nếu sử dụng chúng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của đôi mắt bạn.

Tin tốt là nếu dùng kính áp tròng mà tránh được những sai lầm sau đây thì có thể giúp bạn ngăn chặn các mối nguy hiểm cho đôi mắt của bạn. Dưới đây là 4 điều bác sĩ mắt thực sự mong bạn sẽ không làm khi đeo kính áp tròng.

1. Để nước tiếp xúc với kính áp tròng hoặc hộp đựng của chúng

Kính áp tròng được vệ sinh bằng một loại dung dịch đặc biệt. Đôi khi bạn hết dung dịch và chưa kịp mua, thế là bạn vệ sinh chúng bằng nước thông thường. Bạn có biết rằng, làm như vậy là rất có hại hay không?

Giống như thuế phải nộp đúng thời hạn, kính áp tròng của bạn cũng cần chăm sóc đúng cách.

Giống như thuế phải nộp đúng thời hạn, kính áp tròng của bạn cũng cần chăm sóc đúng cách.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đặc biệt cảnh báo việc này và khuyến cáo rằng đó là một ý tưởng cực kì tồi tệ.

CDC chỉ ra, vòi nước (và thậm chí nước cất) có thể chứa một vi khuẩn được gọi là Acanthamoeba và dính vào bề mặt của các tiếp xúc của kính áp tròng và lây nhiễm sang Mắt của bạn. Điều này dễ dẫn đến viêm giác mạc Acanthamoeba, và nó có thể gây ra tất cả các loại vấn đề về mắt như đau mắt đỏ mắt, cảm giác như bạn có một cái gì đó trong mắt, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt quá nhiều...

Mặc dù viêm giác mạc Acanthamoeba có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh nhưng tốt nhất bạn vẫn nến tránh để nó xảy ra thì hơn.

2. Đeo kính áp tròng khi tắm, đi bơi hoặc khi phải lặn dưới nước...

Bạn có thể hỏi bác sĩ nhãn khoa của bạn về việc đeo kính râm theo toa để thuận tiện cho việc nhìn và bơi.

Bạn có thể hỏi bác sĩ nhãn khoa của bạn về việc đeo kính râm theo toa để thuận tiện cho việc nhìn và bơi.

'Đeo kính áp tròng khi đi tắm, đi bơi ở bể bơi hồ bơi, đại dương, bể sục hoặc các nguồn nước khác có thể dẫn đến nhiễm trùng Acanthamoeba, giống như khi bạn vệ sinh chúng với nước máy', tiến sĩ Fogt giải thích.

Nếu bạn băn khoăn chuyện đi biển và không thể đeo 2 cái kính (kính mắt và kính râm) cùng lúc thì bạn có thể hỏi bác sĩ nhãn khoa của bạn về việc đeo kính râm theo toa để thuận tiện cho việc nhìn và bơi.

3. Không rửa tay trước khi đeo và tháo kính áp tròng ra

Bạn có thể dễ dàng đưa các vi khuẩn này vào mắt của mình từ đôi tay bẩn thỉu, vì vậy hãy rửa sạch tay và lau khô trước khi làm những việc này.

Bạn có thể dễ dàng đưa các vi khuẩn này vào mắt của mình từ đôi tay bẩn thỉu, vì vậy hãy rửa sạch tay và lau khô trước khi làm những việc này.

Có thể bạn sẽ cảm thấy bực bội và mất thời gian khi cứ phải rửa tay mỗi lần đeo hoặc tháo kính áp tròng, nhưng bạn biết không việc làm này quan trọng lắm đấy. 'Nếu bạn cứ để tay như vậy, không rửa sạch trước khi đeo hoặc tháo kính áp tròng thì có thể bạn sẽ đưa cả tá vi trùng dễ lây nhiễm vào mắt bạn', tiến sĩ Fogt nói.

Mặc dù không phải tất cả các vi trùng thực sự là tác nhân gây bệnh, có thể gây ra vấn đề với mắt của bạn, nhưng cũng có một số có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mắt. Ví dụ như những virus vi khuẩnnấm gây viêm giác mạc viêm đau giác mạc...

Bạn có thể dễ dàng đưa các vi khuẩn này vào mắt của mình từ đôi tay bẩn thỉu, vì vậy hãy rửa sạch tay và lau khô trước khi làm những việc này. Hiệp hội quang học Mỹ cho biết bàn tay ướt cũng truyền vi trùng dễ dàng hơn so với những đôi tay sạch và khô.

4. Đeo kính áp tròng đi ngủ

Cho dù đó là loại kính áp tròng được kê đơn có thể đeo qua đêm nhưng đeo kính áp tròng đi khủ khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng mắt cao hơn.

Đeo kính áp tròng đi khủ khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng mắt cao hơn.

Đeo kính áp tròng đi khủ khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng mắt cao hơn.

'Khi bạn ngủ mà vẫn đeo kính áp tròng thì có nghĩa là bạn đang làm giảm lượng ôxy đến mắt bạn. Điều đó có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt như viêm giác mạc. Nó cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của mắt khô. Tình trạng này xảy ra khi bạn không có đủ nước mắt để bôi trơn đôi mắt, có thể dẫn đến tấy đỏ, châm chích, nóng, trầy xước trong mắt, nhạy cảm với ánh sáng và cảm giác rằng một cái gì đó trong mắt bạn...', tiến sĩ Fogt nói.

Theo Mayo Clinic, những người đeo kính áp tròng vốn dĩ đã dễ có nguy cơ mắc bệnh về mắt, nếu đeo cả khi ngủ thì sẽ càng làm phức tạp vấn đề.

Ngoài ra, tùy thuộc vào loại kính áp tròng bạn đeo, các chất gây dị ứng vi sinh vật khác nhau và protein từ màng nước mắt của bạn đều tích tụ trên bề mặt ống kính. Chính vì vậy mà kính áp tròng của bạn cần được làm sạch mỗi đêm. Nếu vẫn cố đeo cả khi ngủ thì sẽ càng gây nguy hiểm hơn', Corinne Casey, một chuyên viên đo mắt của tổ chức Katzen Eye Group nói với SELF.

'Tuy nhiên, nếu bạn quên mang kính áp tròng ra trước khi đi ngủ, bạn nên loại bỏ chúng ngay sau khi thức dậy', Beeran Meghpara, M.D., một bác sĩ giải phẫu mắt tại Bệnh viện Mắt Wills, nói với SELF.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật